TRUNG ĐẠO
Mỗi Tông phái Phật giáo có một cách hiểu, cách giải thích riêng về Trung đạo. Nhưng nói chung, Trung Đạo (zh. zhōngdào 中道, ja. chūdō, sa. madhyamāpratipad,
pi. majjhimāpaṭipadā) là một đường lối
nhận thức đặc biệt về thực tại của Phật giáo. Đó là một đường lối nhận
thức vượt lên tất cả mọi nhận thức cực đoan và phiến diện, giúp con người đi
vào con đường thể nghiệm chân lý, giác ngộ và giải thoát.
Trong Tiểu
thừa, Bát chính đạo được xem là Trung đạo vì thực hành Bát
chính đạo, hành giả vừa xa lánh đời sống dục lạc và đời sống khổ hạnh, thoát
khỏi Khổ. Thái độ này được Phật miêu tả như sau trong kinh Chuyển pháp luân
(Thích Minh Châu dịch):
“Này
các tỉ-khâu, có hai điều thái quá, người xuất gia không nên theo. Thế nào là
hai? một là mê đắm dục lạc, hạ liệt, phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không
thiệt lợi đạo. Hai là tu khổ hạnh, khổ đau, không xứng Thánh hạnh, không thiệt
lợi đạo. Này các tỉ-khâu, chính nhờ từ bỏ hai điều thái quá này, Như Lai giác
ngộ trung đạo, con đường đem đến pháp nhãn, trí huệ đưa lại an tịnh, thượng
trí, chứng Niết-bàn.
Này
các tỉ-khâu, Trung đạo do Như Lai giác ngộ, đem đến pháp nhãn, trí huệ đưa lại an
tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết-bàn là gì? Chính là Bát chính đạo: chính kiến,
chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm,
chính định”.
Một cách
hiểu sát thực, gắn với giáo lý nhà Phật thì cho Trung Đạo là con
đường tương thông giao lưu giữa Đạo và Đời. Trong pháp Tứ Ðế (pháp gói gém
và thâu tóm toàn bộ giáo lý của Phật) Ðức Phật chia bốn Ðế thành hai nhóm nhân
quả thế gian và xuất thế gian. Khổ và Tập là nhân quả thế gian (Ðời). Diệt và
Ðạo là nhân quả xuất thế gian (Ðạo). Riêng nghiêng về bất cứ bên nào trong hai
bên cũng đều sai trái như nhau. Chỉ là không sai trái là nếu hai bên tương dung
tương thông với nhau. Nghĩa là: Ðạo phải ở ngay trong đời, và đời phải được đạo
hướng dẫn. Ðạo ở trong đời, nhưng không bị đời hoen ố thì mới hướng dẫn được
đời. Còn đời ở trong đạo, nhưng đời vẫn giữ nguyên sức sống đa dạng của nó, có
khác chăng là sức sống đa dạng ấy lành mạnh và ngát thơm mùi đạo.
Con đường tương thông giao lưu giữa hai
bên, Ðức Phật gọi đó là Trung Ðạo.
Nếu mất trung đạo thì không những riêng đời bị thiệt hại là triền miên đau khổ,
mà ngay cái gọi là đạo cũng chỉ là vô dụng. Vì chẳng ích gì cho ai, và chỉ sống
bám vào đời như cây tầm gửi. Cái đạo như thế chỉ là loại đạo thối tha mà nếu
không có nó, đời trút bớt được gánh nặng phải nuôi, và do đó mà đỡ khổ hơn.
Như vậy, Trung
đạo theo nghĩa Phật dạy, phải hiện diện trong cả hai (Ðời và Ðạo) nhưng phải
vượt lên trên cả hai. Tuy nằm trong Ðời để giúp đời, nhưng đạo không nhiễm mùi
vị xú uế của đời. Tuy nằm trong Ðạo, được Ðạo xông ướp hương thơm của đạo,
nhưng Ðời vẫn giữ y nguyên sức sống năng động đa dạng của mình.
Có như thế thì
Ðạo mới không trở nên khô cằn như lá úa cành khô, và đời mới trở nên tươi vui
đáng sống.
Nói cho dễ nhớ, là: Trung đạo là cái đạo
có mặt trong cả Ðạo lẫn Ðời, tương thông giữa hai bên, nhưng vượt lên trên cả
hai, và không bị riêng bên nào chi phối.
Trong cảnh giới
Nhị Nguyên đối đãi nhau, thiên về bất cứ bên nào cũng đi lệch ra khỏi Trung
đạo. Mà hể lệch ra khỏi Trung đạo là sai trái. Như trong quan niệm thiện ác đối
đãi nhau, cái ác là xấu là hữu lậu đã đành, nhưng cái thiện đối lập với cái ác
cũng chẳng hơn là bao, vì cái thiện ấy cũng chỉ là ... cái thiện hữu lậu mà
thôi. Thiện vô lậu thuần thiện là loại thiện siêu việt cả thiện và ác của thế
gian.
Hay như hạnh tu
đầu đà (khổ hạnh), so với nếp sống buông thả theo chủ nghĩa khoái lạc của thế
gian, cả hai bên đều sai lầm như nhau. Thân xác có gì mà hành hạ nó, không cho
nó hưởng lạc lành mạnh? Nó là cái gì mà nuông chiều nó quá đỗi khiến kiếp sống
bị đầu độc? Con đường Trung đạo phải là: vừa sống nếp sống lành mạnh của Ðạo,
lại vừa được hưởng đầy đủ niềm vui do cuộc sống mang lại, nhưng thâm tâm vẫn
luôn luôn tự tại, không bị bất cứ ô nhiễm nào chi phối lung lạc. Có như thế thì
đời sống mới đáng sống. Thấm nhuần cả hai, nhưng vượt lên trên cả hai.
Suy rộng ra,
phạm vi ứng dụng của Trung Ðạo rất rộng, và bao gồm mọi khía cạnh của cuộc
sống. Tất cả những gì trong ranh giới Nhị Nguyên đều phải y theo công thức
Trung Ðạo mà xử lý mới đạt được mức tận thiện tận mỹ.
TRUNG DUNG
Khổng Tử (551-479 TCN)
Trung Dung là
một học thuyết của Nho giáo. Sách Trung Dung do Tử Tư (cháu nội của Ðức Khổng
Tử, học trò của Tăng Tử) gom góp các lời dạy của Ðức Khổng Tử mà lập thành. Trong
sách Trung Dung, Tử Tư dẫn những lời của Khổng Tử nói về đạo "trung
dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung
hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ,
trí, tín, cho thành người quân tử, để cuối cùng thành thánh nhân.
Mở đầu sách Trung Dung, Chu Hy ghi lại mấy định nghĩa về hai chữ Trung
Dung như sau, để dùng làm lời dẫn nhập:
“Bất thiên vị chi trung, bất dịch vị chi
dung” (Không nghiêng lệch gọi là Trung, không đổi thay gọi là Dung). “Trung
giả, thiên hạ chi chánh đao; dung giả, thiên hạ chi định lý” (Trung là con đường
chánh trong thiên hạ, Dung là cái lý nhất định trong thiên hạ).
Vậy,
phải chăng Ðạo Trung Dung là cái trung bình cộng giữa thái quá và bất cập?
Mọi việc ở đời đều có cái mức quân bình, đích đáng. Chưa đến cái mức ấy
thì việc làm phải sai; quá cái mức ấy thì việc làm cũng không đúng; mức quân
bình ấy cũng gọi là Trung. Ở đời, việc nhỏ như ăn uống hằng ngày, việc lớn như
kinh luân thiên hạ, đều có cái lý bình thường chi phối tất cả, lý ấy thiết
thực, không quái lạ mà cũng thay đổi đi được, ấy cũng là Dung. Vậy, Trung Dung
là cái mức quân bình thích đáng trong tất cả mọi sự vật và con người, cũng như
trong tất cả tác động của Trời Ðất.
Như vậy, Trung
Dung chỉ có nghĩa là làm
cái gì cũng phải có mức độ, có chừng mực, làm cái gì cũng không được đẩy tới
mức cực đoan. Kinh Dịch có nói: âm thịnh chuyển thành dương, dương thịnh
chuyển thành âm. Như vậy là tốt quá thành xấu, xấu quá cũng có mặt tốt.
Nếu
ta giữ được cái đạo Trung Dung ấy trong cuộc sống hàng ngày, trong công
tác, trong giao tiếp, đối nhân xử thế thì sẽ không vấp phải những sai lầm
nghiêm trọng.
Nhưng vấn đề đặt ra là lấy gì làm chuẩn
để phán định một sự việc là “thái quá” hay “bất cập” ? Khổng Tử đưa ra hai
tiêu chỉ: Ðạo và Ðức. Ðạo là lẽ Trời, không thể làm sai, tức là cái mà bây giờ
ta gọi là quy luật. Còn Ðức là cái cốt cách mà con người phải dùng nó để ‘hành
Ðạo’, tức là để sống cho đúng quy luật tự nhiên trong cái cốt cách đó. Khổng Tử
lại đề ra ba phẩm chất quan trọng là Nhân, Trí, Dũng. Ðây cũng là mẫu mực của người quân
tử: giàu sang không dâm dật, nghèo khó không đổi lòng, uy vũ không khiếp sợ.
Việc thành bại là do khả năng và trách nhiệm của mình chứ không thể trách ai.
Ngoài ra muốn thành công lại còn phải có “quan điểm thực tế và chiến lược mềm
dẻo” (tức là phải biết tùy thời và phải biết quyền biến)
Trung Dung không phải là phương châm của kẻ yếu mà là của người có bản lĩnh và có sức mạnh; không phải là thái độ cầu an, mà là thái độ của người biết “thuận thiên hành dạo”; không phải là thái độ bảo thủ hay tiết tháo dởm, mà là thái độ rất động, thích ứng với thực tế; không phải là “đứng giữa” theo kiểu dàn hòa hay thái độ ‘trung bình’, ba phải, mà là đứng ở giữa ‘điểm chuẩn’, được xác định bằng cách đối chiếu với quy luật khách quan và năng lực chủ quan. (Có đứng giữa là giữa một bên thái quá là kẻ trí thức hoang tưởng vĩ cuồng và một bên bất cập là đám thứ dân vô tri vô trách).
Trung Dung không phải là phương châm của kẻ yếu mà là của người có bản lĩnh và có sức mạnh; không phải là thái độ cầu an, mà là thái độ của người biết “thuận thiên hành dạo”; không phải là thái độ bảo thủ hay tiết tháo dởm, mà là thái độ rất động, thích ứng với thực tế; không phải là “đứng giữa” theo kiểu dàn hòa hay thái độ ‘trung bình’, ba phải, mà là đứng ở giữa ‘điểm chuẩn’, được xác định bằng cách đối chiếu với quy luật khách quan và năng lực chủ quan. (Có đứng giữa là giữa một bên thái quá là kẻ trí thức hoang tưởng vĩ cuồng và một bên bất cập là đám thứ dân vô tri vô trách).
Cũng cần phải nói thêm rằng, mặc dù Trung dung là luận thuyết của
Khổng Tử về phép xử thế vừa phổ biến rộng đến độ ‘người dân tầm thường cũng tự
nhiên đã áp dụng nó rồi’, vừa uyên thâm đến nỗi ngay cả các ‘bậc thánh nhân
chưa chắc đã hiểu hết’, nhưng không thể mang so sánh nó với thuyết Trung Ðạo
của Ðức Phật, điều mà xưa nay, các nhà học giả Trung Hoa thường làm. Hai
học thuyết dựa trên những nguyên lý, những nhân sinh quan hoàn toàn
khác nhau. Cho nên giữa chúng không có sự tương đương.
BÁN BÁN CA - BÀI CA MỘT NỬA
Bán bán ca là bài thơ
của Lý Mật Am ca ngợi Học thuyết Trung Dung của Khổng Tử. Bản dịch
của Nguyễn Hiến Lê trong “Sống đẹp” của Lâm Ngữ Đường.
Tôi đã thấy già nửa kiếp phù sinh này rồi
Chữ “nửa” đó có công dụng vô biên
Có hưởng nửa tuổi trời rồi
Mới cảm được hết cái vui nhàn nhã
Có vườn tược ở nửa đường lên núi
nửa đường xuống sông
Nửa đọc sách, nửa làm ruộng,
nửa buôn bán
Nửa là kẻ sĩ, nửa bình dân
Đồ dùng nửa nhã nửa thô
Nhà nửa đẹp nửa xấu
Quần áo nửa mới nửa cũ
Thức ăn nửa phong nửa kiệm
Vợ nửa chất phác nửa khôn lanh
Tên tuổi nửa vinh hiển nửa tối tăm
Uống rượu nửa say mới ngon
Ngắm hoa bán khai mới đẹp
Thuyền giương nửa buồm mới khỏi lật
Cuộc đời trăm năm nửa vui nửa khổ
Thì hưởng một nửa là thích đáng hơn cả…
Chữ “nửa” đó có công dụng vô biên
Có hưởng nửa tuổi trời rồi
Mới cảm được hết cái vui nhàn nhã
Có vườn tược ở nửa đường lên núi
nửa đường xuống sông
Nửa đọc sách, nửa làm ruộng,
nửa buôn bán
Nửa là kẻ sĩ, nửa bình dân
Đồ dùng nửa nhã nửa thô
Nhà nửa đẹp nửa xấu
Quần áo nửa mới nửa cũ
Thức ăn nửa phong nửa kiệm
Vợ nửa chất phác nửa khôn lanh
Tên tuổi nửa vinh hiển nửa tối tăm
Uống rượu nửa say mới ngon
Ngắm hoa bán khai mới đẹp
Thuyền giương nửa buồm mới khỏi lật
Cuộc đời trăm năm nửa vui nửa khổ
Thì hưởng một nửa là thích đáng hơn cả…
BÀI ĐỌC THÊM :
I- TRUNG ĐẠO HIỆN TƯỢNG, TRUNG ĐẠO BẢN THỂ
Trên bình diện hiện tượng mà xét, sự sống chỉ là những dòng sinh hoạt biến động, hòa hợp liên tục vô cùng. Chúng hổ tương ảnh hưởng lẫn nhau, quan hệ lẫn nhau, trùng trùng vô tận. Hễ cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt. Trên mặt không gian, sự vật chẳng qua chỉ là sự kết hợp và sự phá hoại của một số yếu tố. Trên mặt thời gian, sự vật chỉ là sự sinh diệt, lưu chuyển, nối tiếp của các yếu tố không ngừng. Vì luôn luôn sinh diệt, cho nên sự vật không phải là những thực thể thường còn; và cũng vì sự lưu chuyển nối tiếp nhau , cho nên sự sống không bao giờ diệt mất.
Do đó, Phật giáo không hề xác nhận ngã hằng hữu và không hề chấp nhận sự diệt vong.
Không phải diệt, không phải còn, mọi sinh hoạt của hiện tượng giới chỉ là một đại dương liên tục biến động. Nhận thức được sự liên tục biến động đó, không phải diệt, không phải còn, là đã đi vào con đường nhận thức Trung đạo. Đó là con đường Trung đạo về hiện tượng.
Tuy nhiên, mọi sự sinh diệt, biến động của hiện tượng mà ta đang nhận thức, nếu xét về thể tính, thì chúng phụ thuộc vào nhận thức của ta. Nếu rời nhận thức đi, rời mọi ý niệm, mọi tri giác, thì hiện tượng giới cũng không thế nào hiện hữu.
Như vậy, thực tại đầy rẫy sự biến động đó đã bị chúng ta ý thức hóa. Hay nói một cách khác, chính chúng ta đã thấy sự vật có sinh diệt, có động tỉnh là bởi ý thức của chúng ta. Còn thực tại là thực tại; thoát ly và vượt ra ngoài mọi ý niệm Có, Không, Sinh, Diệt. Nếu rời nhận thức, thì mọi có, không, sinh, diệt, mọi liên tục biến động sẽ không còn nữa.
Như vậy thực tại vốn bình đẳng, vốn hồn nhiên, vốn siêu việt. Nhưng thực tại trở thành biến động, sai biệt là bởi vì sự ngu muội của ý thức.
Chúng ta luôn luôn nhìn thực tại không còn nguyên vẹn bản tính của thực tại, mà trái lại chúng ta nhìn thực tại bằng những ý niệm lưỡng diện. Hễ nói đẹp là có xấu, nói to là có nhỏ, có hữu hạn là có vô cùng, có tôi là có kẻ khác. Chúng ta luôn luôn sống hạn cuộc trong những ý niệm lưỡng diện đó, và chính những ý niệm lưỡng diện đó tô son, điểm phấn cho thực tại.
Vậy thì thực tại không phải Có, mà thực tại cũng không phải Không. Có với Không là ý niệm, là nhận thức. Còn thực tại là thực tại, vượt ra ngoài nhận thức Không hay Có.
Vậy muốn thể nhập được thực tại, chúng ta phải không rơi vào hai bình diện Có, Không cực đoan đó. Hễ rơi vào một trong hai ý niệm lưỡng diện, thì thực tại không còn nguyên trạng nữa.
Thoát ly được mọi ý niệm có, không lưỡng diện, là đã đi vào con đường Trung đạo, con đường tiến đến sâu thẳm của chân như. Đó là con dường Trung đạo về bản thể.
Trong hai hệ thống tư tưởng vĩ đại của Phật giáo, căn bản và sở đắc của Nam Tông là hiện tượng học và Trung đạo của Nam Tông là Trung đạo về hiện tượng. Căn bản và sở đắc của Bắc Tông là bản thể học. Và Trung đạo của Bắc Tông là Trung đạo của bản thể.
Tuy nhiên, hiện tượng và bản thể là hai mặt của một thực tại duy nhất và toàn diện, không thể tách biệt. Thực tại là thực tại, chứ không có thực tại hiện tượng hay thực tại bản thể. Tất cả là một, không hai không khác.
Cũng như vậy, Nam Tông và Bắc Tông là hai mặt của một Phật giáo duy nhất và toàn diện, không thể tách biệt, Phật giáo là Phật giáo, chứ không có Phật giáo của Nam Tông hay Phật giáo của Bắc Tông.
Tất cả đều là Phật giáo, ở trong một toàn bộ giáo lý giải thoát, không hai không khác.
Nhận thức được sự tương quan giữa hiện tượng với bản thể (của một thực tại duy nhất), giữa Nam Tông và Bắc Tông (của một Phật giáo duy nhất) do hai con đường trung đạo hiện tượng và trung đạo bản thể, chúng ta không khỏi suy gẫm về một con đường Trung đạo mà ít ai nhắc tới: đó là con đường Trung đạo về giáo tông hay Trung đạo về giáo nghĩa vậy.
Trên bình diện hiện tượng mà xét, sự sống chỉ là những dòng sinh hoạt biến động, hòa hợp liên tục vô cùng. Chúng hổ tương ảnh hưởng lẫn nhau, quan hệ lẫn nhau, trùng trùng vô tận. Hễ cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt. Trên mặt không gian, sự vật chẳng qua chỉ là sự kết hợp và sự phá hoại của một số yếu tố. Trên mặt thời gian, sự vật chỉ là sự sinh diệt, lưu chuyển, nối tiếp của các yếu tố không ngừng. Vì luôn luôn sinh diệt, cho nên sự vật không phải là những thực thể thường còn; và cũng vì sự lưu chuyển nối tiếp nhau , cho nên sự sống không bao giờ diệt mất.
Do đó, Phật giáo không hề xác nhận ngã hằng hữu và không hề chấp nhận sự diệt vong.
Không phải diệt, không phải còn, mọi sinh hoạt của hiện tượng giới chỉ là một đại dương liên tục biến động. Nhận thức được sự liên tục biến động đó, không phải diệt, không phải còn, là đã đi vào con đường nhận thức Trung đạo. Đó là con đường Trung đạo về hiện tượng.
Tuy nhiên, mọi sự sinh diệt, biến động của hiện tượng mà ta đang nhận thức, nếu xét về thể tính, thì chúng phụ thuộc vào nhận thức của ta. Nếu rời nhận thức đi, rời mọi ý niệm, mọi tri giác, thì hiện tượng giới cũng không thế nào hiện hữu.
Như vậy, thực tại đầy rẫy sự biến động đó đã bị chúng ta ý thức hóa. Hay nói một cách khác, chính chúng ta đã thấy sự vật có sinh diệt, có động tỉnh là bởi ý thức của chúng ta. Còn thực tại là thực tại; thoát ly và vượt ra ngoài mọi ý niệm Có, Không, Sinh, Diệt. Nếu rời nhận thức, thì mọi có, không, sinh, diệt, mọi liên tục biến động sẽ không còn nữa.
Như vậy thực tại vốn bình đẳng, vốn hồn nhiên, vốn siêu việt. Nhưng thực tại trở thành biến động, sai biệt là bởi vì sự ngu muội của ý thức.
Chúng ta luôn luôn nhìn thực tại không còn nguyên vẹn bản tính của thực tại, mà trái lại chúng ta nhìn thực tại bằng những ý niệm lưỡng diện. Hễ nói đẹp là có xấu, nói to là có nhỏ, có hữu hạn là có vô cùng, có tôi là có kẻ khác. Chúng ta luôn luôn sống hạn cuộc trong những ý niệm lưỡng diện đó, và chính những ý niệm lưỡng diện đó tô son, điểm phấn cho thực tại.
Vậy thì thực tại không phải Có, mà thực tại cũng không phải Không. Có với Không là ý niệm, là nhận thức. Còn thực tại là thực tại, vượt ra ngoài nhận thức Không hay Có.
Vậy muốn thể nhập được thực tại, chúng ta phải không rơi vào hai bình diện Có, Không cực đoan đó. Hễ rơi vào một trong hai ý niệm lưỡng diện, thì thực tại không còn nguyên trạng nữa.
Thoát ly được mọi ý niệm có, không lưỡng diện, là đã đi vào con đường Trung đạo, con đường tiến đến sâu thẳm của chân như. Đó là con dường Trung đạo về bản thể.
Trong hai hệ thống tư tưởng vĩ đại của Phật giáo, căn bản và sở đắc của Nam Tông là hiện tượng học và Trung đạo của Nam Tông là Trung đạo về hiện tượng. Căn bản và sở đắc của Bắc Tông là bản thể học. Và Trung đạo của Bắc Tông là Trung đạo của bản thể.
Tuy nhiên, hiện tượng và bản thể là hai mặt của một thực tại duy nhất và toàn diện, không thể tách biệt. Thực tại là thực tại, chứ không có thực tại hiện tượng hay thực tại bản thể. Tất cả là một, không hai không khác.
Cũng như vậy, Nam Tông và Bắc Tông là hai mặt của một Phật giáo duy nhất và toàn diện, không thể tách biệt, Phật giáo là Phật giáo, chứ không có Phật giáo của Nam Tông hay Phật giáo của Bắc Tông.
Tất cả đều là Phật giáo, ở trong một toàn bộ giáo lý giải thoát, không hai không khác.
Nhận thức được sự tương quan giữa hiện tượng với bản thể (của một thực tại duy nhất), giữa Nam Tông và Bắc Tông (của một Phật giáo duy nhất) do hai con đường trung đạo hiện tượng và trung đạo bản thể, chúng ta không khỏi suy gẫm về một con đường Trung đạo mà ít ai nhắc tới: đó là con đường Trung đạo về giáo tông hay Trung đạo về giáo nghĩa vậy.
II- TU SĨ THỜI HIỆN ĐẠI: MỘT
CÁCH NGHĨ VỀ TRUNG ĐẠO |
|
Written
by Ajahn Chah |
|
Tuesday, 09
September 2008 |
|
Nếu
bạn có mức thu nhập cao, hãy hiểu rằng, đó cũng chỉ là vấn đề thuộc thế gian.
Hãy suy ngẫm về những sự thật đó và không nên khinh suất. Hãy nhìn cả hai mặt
của mọi sự vật, không nên để bị mắc kẹt vào một góc nhìn nào. Một trong những vấn đề chính yếu mà một tu sĩ thời hiện đại nên suy nghĩ là làm thế nào để sống phù hợp với những gì Đức Phật đã dạy về “Trung đạo”. Vào thời Đức Phật, ở tiểu lục địa Ấn Độ, Trung đạo nghĩa là rời bỏ mọi sự sở hữu thế gian và sống cuộc sống đơn giản của một vị khất sĩ. Hẳn nhiên ở vào một thời gian và không gian khác, nó sẽ được hiểu khác. Chẳng hạn, khi Phật giáo truyền sang Trung Hoa, đời sống tâm linh dù nhiều dù ít vẫn tự túc, Tăng sĩ sống trong những tu viện lớn và họ tự làm lụng lấy. Ngày nay, chúng ta lại nhìn vào những mẫu tu viện sang trọng và công nghệ cao ở phương Tây. Vấn đề ở đây là: con đường Trung đạo có liên quan gì đến sự thay đổi của thế giới vật chất hiện nay không? Nếu có thì nó sẽ dính dáng đến cái gì? Điều nhận xét đầu tiên, có thể câu trả lời dường như là "không". Nếu Trung đạo được thực hiện như thời kỳ của Đức Phật, chắc chắn chúng ta không cần đến bất cứ một thứ xa xỉ nào. Để đủ nuôi sống cơ thể, rõ ràng chúng ta không cần phải có quá nhiều. Thế nhưng, trách nhiệm của một vị tu sĩ thời nay đâu chỉ có sống để tu hành? Có thể, nhưng tôi muốn bày tỏ rằng, người tu sĩ không nhất thiết phải thoát ra ngoài thế tục, mà họ phải có trách nhiệm lớn lao là chia sẻ những thành tựu mà họ đã khám phá được về chân lý với thế giới này. Phương cách chúng ta chia sẻ tất nhiên cũng thay đổi. Không nên nói rằng, tu sĩ thời hiện đại sẽ chia sẻ với người khác đang sống chung với mình trong cùng một cách sống. Những con người đó đang quan tâm đến việc tìm kiếm tự do cho thế giới này, không phải thế giới nào khác, nơi họ buộc phải từ bỏ tất cả mọi mối quan hệ và sống với chiếc áo nâu sồng cùng chiếc bình bát. Vì thế, người tu sĩ ngày nay có thể học tập để mở mang tri thức công nghệ và những phương tiện đang có để chia sẻ nguồn tri thức của mình và chia sẻ những nguồn tri thức liên quan với những người Phật tử. Bước chân trên con đường Trung đạo không có nghĩa là chúng ta chỉ biết làm đủ để sống. Hơn thế, nó chỉ ra rằng, đời sống nên phải tránh xa hai trạng thái cực đoan là nghèo kiết xác và quá sung túc. Hay là, thậm chí một cách khiêm tốn, tôi muốn nói rằng Trung đạo có nghĩa người ta không nhất thiết phải truy tìm hạnh phúc ở thế giới này hay trốn thoát khỏi thế giới vật chất. Nhưng với những cuộc tranh luận, chúng ta bàn về mặt ngoài của sự giàu sang có thể chỉ cho chúng ta thấy hướng đi thích hợp. Xét về mặt ngoài, ở đâu đó vị Tỳ kheo có thể ở giữa sự giàu sang và nghèo kiệt. Sự giàu sang phú quý không bao giờ đứng yên, mà nó luôn thay đổi theo thời gian. Và, ở những thời gian và không gian cụ thể, nó cũng luôn thay đổi theo chiều đi lên, như trường hợp của nước Mỹ ngày nay. Kết quả là con đường Trung đạo cũng có những biến đổi. Theo CIA World Factbook (cuốn sách giới thiệu về tình hình tất cả quốc gia trên thế giới hàng năm của CIA Mỹ), GDP bình quân hàng năm ở Mỹ hiện nay là trên 40.000 đô-la. Phật giáo ở Sri Lanka, nơi có đời sống tu viện khá phổ biến, GDP của họ thấp hơn đến 10 lần, còn ở Myanmar lại thấp hơn đến 20 lần. Chắc chắn, đời sống tu sĩ ở Mỹ, nơi đời sống tu tập trong tu viện không phát triển mạnh, sẽ khác hẳn với các quốc gia khác. Nhưng chính xác là khác nhau như thế nào? Lấy bản thân mình làm thí dụ, thu nhập của tôi dưới 15.000 đô-la. Tôi truy cập Internet tốc độ cao, sử dụng vi tính xách tay, đủ điều kiện lo cho bữa ăn hàng ngày, có thể sử dụng xe hơi, phòng ốc tề chỉnh, có khả năng tự lo chi phí may áo quần. Nói chung, tôi may mắn có đủ tất cả với mức thu nhập đó và vẫn tiếp tục giữ gìn nếp sống tu tập hiện nay. Tôi có rất nhiều thứ và rất thuận tiện để tiếp cận nền công nghệ mới hơn là các vị tu sĩ thời tiền hiện đại. Có bao nhiêu vị tu sĩ đó biết đến blog, hay có bao nhiêu vị thường thuyết giảng trên mạng? Tất nhiên là có, nhưng hầu hết họ đều sử dụng phương pháp cổ điển. Với cuộc sống trong thời hiện đại và hậu hiện đại, khi thuyết giảng trên mạng, liệu chúng ta có cảm giác rằng mình đang dạy cho chính mình hay cho người khác - những người đang nối mạng? Có những gợi ý khác giúp ta trở thành một tu sĩ thời hiện đại và người có phương tiện sống sung túc, có nhiều cơ hội tốt; đó là những người đang có điều kiện cùng lúc sống trong hai thế giới khác nhau. Chẳng hạn, những vị đang tu tập cũng có những mối quan tâm đến đời sống bên ngoài con đường tâm linh của mình. Họ có thể quan tâm đến sức khỏe, liệu pháp tâm lý, kỹ thuật, họ hàng, công việc, hay rất nhiều sự ràng buộc khác với mọi người trong xã hội. Kết quả là, họ học được nhiều điều từ những lĩnh vực mình đang quan tâm và xem những bài học đó có giúp được gì cho đời sống tu tập của mình không, hay ngược lại. Nguồn lợi hỗ tương trong tiến trình thâm nhập của những bài học đó đang xảy ra, hay chúng ta có thể nói rằng, họ đang thúc đẩy sự giao lưu ở mọi góc độ. Hơn nữa, thay vì cứ giữ vững vai trò tôn giáo và xã hội cứng nhắc, tu sĩ thời hiện đại có thể uyển chuyển và năng động. Họ có thể sống trong những mối quan hệ thâm tình, hay dành chút tâm trí cho các mối quan hệ cộng đồng. Họ có thể “sống trong trần thế nhưng không nhiễm trần” bằng những phương thức có thể giúp họ làm tròn nhiệm vụ và góp phần vào dòng chảy chính của xã hội. Bằng cách này, tu sĩ thời hiện đại có thể sống trong thế giới hiện đại. Thường Đức dịch |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét