Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Bùi Chí Vinh, từ THIẾU NỮ tới CỤT CỨT



Image result for bùi chí vinh Thiếu nữ

Thằng cháu nhắc, chú có phây Bùi Chi Vinh chưa, đọc vui lắm. Thế là gửi đi một lời mời kết bạn. Non tháng sau, một sáng chủ nhật đẹp giời, vừa mở mắt nghe điện thoại reng phát, mở ra thấy dòng tin "Bùi Chí Vinh đã châp nhận lời mời kết bạn của bạn". Ôi! Thì ra ông trời có mắt, ăn ở phúc đức có khác. Cơ mà lão nhà thơ họ Bùi cũng chảnh phết, thời buổi cải cách hành chính một cửa, hồ sơ nhận trả trong ngày, thế mà lão ngâm của mình cả tháng, hi hi.

Bài thơ đầu tiên của Bùi Chí Vinh mà mình biết từ thời sinh viên đầu thập niên 80 là bài "Thiếu Nữ". Nghe bạn bè đọc truyền miệng nhau thích quá rồi thuộc chứ chẳng phải đọc ở sách vở báo chí nào. Thậm chí mãi đến sau này mới biết tên bài thơ là "Thiếu Nữ" chứ hồi ấy chả biết bài thơ tên gì.

Có một kỷ niệm vui vui gắn với bài thơ này. Khi ấy đang là sinh viên năm 3, mình phải học chung một môn Triết hay Kinh tế gì đấy với sinh viên khoa văn. Tình cờ thế nào mình lại ngồi ngay sau lưng một em văn khoa xinh như mộng. Cò cưa cút kít một thời gian mình đoán rằng nàng bắt đầu "xiêu". Một hôm trong giờ học, thay vì chú ý vào chuyện bọn tư bản nó bóc lột công nhân bằng giá trị thặng dư thế nào, mình hí hoáy chép bài thơ mà mình bịa ra cái tên là "Nhớ" rồi chuyển lên cho nàng. "Cô gái ơi anh nhớ em/ Như con nít nhớ cà rem vậy mà.../Con kiến còn nhớ củ khoai/Huống chi tóc ngắn tóc dài nhớ nhau...". Đến đây thì nàng "đổ" hẳn, cuối giờ, nàng viết mấy chữ gửi lại "chiều nay mình cà phê nha anh". Xong om! Chuyện gì đến nó phải đến, khi ấy mình mới hiểu vì sao cái quân tư bản nó thích bóc mí lột đến thế, he he.

Mãi đến 1990 khi mình đang dạy học ở Đà Lạt, thằng bạn học khoa văn Đại Học Đà Lạt mới tặng mình tập Thơ tình Bùi Chí Vinh đầu tiên do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1989 bằng thứ giấy không thể nào tệ hơn. Mình đặc biệt thích cái giọng thơ ngang tàng, ngạo nghễ của gã nhà thơ họ Bùi và qua thơ mình cũng hiểu thêm đôi chút về gã. Hãy nghe Bùi Chí Vinh tự bạch "Thế là giòng họ nhà ta bậy/Tửu sắc đều say đến bốc trời/Không lập đế vì ưng rượu đế/Xưa nay say xỉn kỷ nhân hồi/Không lập chúa vì ưng nữ chúa..." (Họ Bùi). À ra thế, mình nghiệm ra rằng, những thằng đàn ông đam mê tửu sắc thường rất...dễ thương.

Chả biết "tửu" thì thế nào chứ qua thơ thì lão cực nhiều thành tích với món "sắc". Đến nổi lão phải điểm danh các em thế này: "Bích ơi, Dung ơi, Thảo ơi/Phương ạ, Giang ạ, Kim ạ/Các em có mặt như những điếu thuốc lá/Để vành môi anh thở ra sương mù/Các em trèo vào đời anh như những chiếc ghế đu/Để đôi tay anh mở ra thành vườn trẻ/Các em xuất hiện bằng đủ mọi danh xưng đàn bà cô bé..." (Điểm danh). Kinh nghiệm về gái của Bùi Chí Vinh mang dấu ấn cả ba miền "Con gái Huế rất khó chơi/Ta dân Nam Bộ thốt lời vũ phu/.../Con gái Bắc rất chịu chơi/ Ta dân Nam Bộ ngỏ lời cầu hôn/.../ Con gái Nam rất hay cười/Ta dùng ngôn ngữ cao bồi biểu dương..." (Con gái ba miền). Thậm chí với...ma lão cũng không tha: "Phải là ma cái anh thương/Còn là ma đực khôn hồn cút ngay" (Đọc truyện liêu trai nửa đêm).

Những anh chàng ngạo nghễ thường rất hay tự hào về nòi giống mày râu của mình, Bùi Chí Vinh cũng thế: "Ờ, sao trái đất lắm đàn ông/Đàn ông bay bướm giống con rồng/Con rồng gặp gió con rồng lộn/Cho lạch Đào Nguyên suối chảy thông". Nhưng rồi đam mê nào cũng trả giá, kể cả đam mê gái. Bác Thu Bồn từng thú nhận "Em con ngựa chứng không cương/Anh tên kỵ mã vết thương đầy mình", Bùi Chí Vinh cũng không khá hơn. Mặc dù vẫn nhận ra "Các em như miếng cá kho/Ngó vô thấy "đã" cắn vô thấy...bà/Cắn vô xương gỡ không ra", nhưng cuối cùng, chính lão cũng bị bươu đầu sứt trán mà tởn tới già: "Ờ, sao trái đất lắm đàn bà/Đàn bà hà tiện hệt bông hoa/Vui vui thì nở buồn buồn khép/Tội nghiệp bầy ong tởn tới già" (Tống tửu hiền sĩ). Chắc cũng vì vậy mà lão biết sợ, một lần nữa ngay cả cái sợ của lão cũng mang thương hiệu Bùi Chí Vinh: "Năm, mười, mười lăm, hai mươi.../Kiếm nơi nào trốn loài người đi em!" (Sợ). Khôn thế! Trốn mà có em bên cạnh ai mà chả muốn trốn.

Đọc thơ lão mình còn phát hiện ra rằng lão rất mê Đà Lạt, thành phố trong mơ của mình. Điều lạ là với gái thì lão rất hùng hổ nhưng khi yêu Đà Lạt thì lão lại rất rón rén: "Mất đến mười năm yêu Đà Lạt/Mới quàng vai được những ngọn đồi..." (Mười năm đứng trước Đà Lạt). Yêu đến mười năm mới quàng được vai thì kể cũng...hoàn cảnh thật. Chả bù cho mình, vừa phải lòng Đà Lạt là mình bỏ ra hẳn nửa tháng lang thang núi đồi, không những quàng vai mà mà còn từng ôm cả đồi thông Đà Lạt mà ngủ. Một lần chả nhớ năm nào, cầm tờ báo xuân thấy bài thơ ghi tác giả Bùi Chí Vinh với cái tựa là lạ "Tết thiếu Hà" mình đọc ngay, không ngờ lại là một bài thơ hay tuyệt về Đà Lạt. Mình nhớ có đoạn "Anh biết em chậm hơn Cao Nguyên/Hôm ấy Tường vi nở cháy thềm/Hôm ấy trời sinh hai con ngựa/Dụi bờm nói chuyện lứa đôi riêng/Hôm ấy Hà quên mặc áo len/Anh làm thi sĩ để hong em/Bài thơ không đủ che cơn gió/Em lạnh làm trăng cũng lưỡi liềm...". Nói thật, chỉ cần làm được một câu như câu sau của đoạn thơ này mình dám vỗ ngực xưng nhà thơ được rồi.

Bẵng đi một giai đoạn lâu lắm mình ít có dịp đọc Bùi Chí Vinh. Trừ tập "Bùi Chí Vinh - Thơ Đời" mình mua ở thành phố Hồ Chí Minh trong một lần đi công tác đâu khoảng năm 2011 thì nói chung các hiệu sách ít có những tác phẩm thơ của họ Bùi. Nghe nói sau này lão vẽ tranh nhiều hơn là làm thơ. Bèn vào phây Bùi Chí Vinh tìm đọc xem sự thể thế nào. Đây rồi, thì ra lão vẫn làm thơ, bài thơ đầu tiên mình đọc được trên phây họ Bùi là nguyên một...Cụt cứt, hi hi, nó thế này: 

CỤT CỨT
Con gì ăn không ỉa
Cứt voi toàn bã mía
Cứt chim lắm cào cào
Cứt loài người ra sao?


Lấy giùm ta kính lúp
Phân tích văn minh cứt
Cứt nhiều nhờ ăn no
Cứt ít vì bo bo


Đói thì đầu gối bò
Bò mỗi thời mỗi khác
Bò làm sao ra cứt
Có cứt là có cơm


Thường ta rặn thấy rơm
Trong rơm thấy thóc sạn
Giận dạ dày khốn nạn
Không ỉa ra bánh mì


Cục cứt nhiều trọng lượng
Để dành cho vua quan
Riêng cứt ta lỏng bỏng
Phải thuộc về nhân dân!


Ôi! Thiếu nữ ơi, vì đâu nên nỗi! Con sóng bể dâu nào đã biến em một thời nhung nhớ thành cụt cứt lỏng bỏng thế này hả giời...Đọc cả trăm bài thơ khác thì vẫn là một Bùi Chí Vinh không lẫn vào đâu được, ngang tàng, dữ dằn và ngạo nghễ. Điều khác biệt có chăng là bây giờ ngoài em, lão còn quan tâm trăn trở đến nhiều thứ khác. Cũng phải thôi, ngày xưa trai trẻ, ngày xưa "Nhớ em không biết để đâu/Nếu để trên đầu thì tóc che đi", nay thì lão không thể biện minh như thế được với cái đầu trọc lóc thế kia.

Con người ta có thể thay đổi theo thời gian nhưng hắn chỉ còn giá trị khi cái phẩm chất thẳm sâu nhất của mình vẫn thường hằng, hoàn toàn không phụ thuộc vào ngoại cảnh, dù đó là thiếu nữ hay cụt cứt. Mình thật sự vui và mong nhà thơ họ Bùi vẫn thế, vẫn sống với trọn trái tim nóng bỏng của mình.

Image result for bùi chí vinh

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

HÒA BÌNH MUÔN NĂM



 
Hoặc cái bản mặt mình rất dễ ăn hiếp, hoặc thiên hạ đang ngày càng trở nên quá hằn học hận thù, hơn một tá lần mình bị người ta dọa đập. May là chưa có lần nào đầu rơi máu chảy.
Sáng nay cũng thế vừa phóng ra đường thì gặp ngay một trự đang phi như điên trên dốc xuống. Nếu hắn không thắng xe đến cháy đường thì chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra. Đang vội nên mình vù đi luôn, kịp nghe hắn tuôn ra một tràng gì đấy, chắc lại bài ca không quên như mọi lần: mang má (mẹ, mạ) ra hành lạc (?) hoặc giới thiệu vài bộ phận cơ thể đàn ông đàn bà.
Cảm giác có xe đuổi theo, mình chạy chậm lại sát vào lề. Quả nhiên, anh hùng xa lộ cúp đầu chặn xe mình. Dưới cái nón bảo hiểm hơi quá khổ là một bộ mặt vô cùng giận dữ, quả ria mép run lên bần bật theo nhịp bài ca không quên lúc này lại được cất lên rất mực thống thiết.
Cũng như mọi lần, mình ngồi yên trên xe và im lặng quan sát. Hắn nhảy xuống xe, phía sau bộ đồ rằn ri và đôi ủng bê bết bùn đất kia là một sinh vật khẳng khiu đang hoa chân múa tay rất khẩn trương. Có điều lạ, khi ai đó nổi điên dọa dẫm là mình lại thấy rất bình tĩnh, hắn càng điên thì mình càng bình yên, thậm chí là buồn cười.
Bác Jesus bảo "Nếu người ta tát vào má bên phải thì con hãy đưa nốt má bên trái cho hắn". Chả biết mình đã đạt được nội lực thâm hậu làm vậy chưa, có điều nếu gã kia vả vào má phải mình thì không có gì bảo đảm chắc chắn rằng mình sẽ không thụi lại hắn bằng tay trái.
Chừng như thấm mệt, với lại sao thấy đối tác chả phát biểu gì, lại cứ ngồi yên quan sát lặng lẽ thế, thông cảm thế, sinh vật giận dữ bỗng chùng xuống. Đúng thôi, ai lại thèm wánh cái ngữ không dám nhúc nhích, sẵn sàng ngã bổ chửng ra đường theo trường phái Lão Tử kia, sư bố thằng nào không khua khoắng với ông nhá.
Cuối cùng, lại cũng như mọi lần, vị anh hùng xa lộ đáng kính lên xe rồ máy phóng đi, không quên vứt lại vài bộ phận đàn ông đàn bà và nhận câu nói đầu tiên từ tận đáy lòng đối tác: "Xin lỗi bác".
Hòa bình muôn năm!
***
Trong võ đường Nghĩa Dũng Không Thủ, hóa ra mình là người ít va chạm nhất, ngoài những trận đấu chí chết với huynh đệ thì hầu như chưa có trận nào đụng độ ngoài đường. Không như sư huynh Lê Thanh Phong, mới học trò cấp 3 đã khét tiếng giang hồ đường phố, choảng nhau tét đầu tóe máu là chuyện thường.
Thực ra thì cũng có nhiều lần mình suýt lâm trận nhưng rồi mọi thứ lại qua đi bình yên như chưa hề có chuyện gì. Nhớ như in một lần đi cùng Sư phụ mình, võ sư Nguyễn Văn Dũng, lúc mình còn là sinh viên sư phạm Huế. Lần ấy Thầy chở mình trên chiếc xe đạp đi vào Đại Nội có việc gì đấy. Xe đi qua cửa Thượng Tứ, thầy trò đang say sưa trò chuyện thì có hai thằng chọi con ngồi trên chiếc honda dame phóng ào ra từ đường hẻm suýt húc vào bánh trước xe đạp. Trông hai thằng chọi ra dáng dân chơi, tóc dài râu rậm rất dữ dằn. Sai phè ra đấy, đã không xin lỗi thì chớ lại còn dùng lời lẽ rất thô lỗ chửi bới Thầy mình.
Không thẳng học trò nào còn có thể nhịn được trong tình huống như thế. Mình nhảy xuống, bước tới, ước lượng sẵn vài quả téken hay mae geri làm quà. Cảm giác bị một lực cản như bức tường, thì ra Thầy dang tay cản mình lại. Thong thả gạt chân chống, Thầy bước tới ân cần vỗ vai hai đứa, thân thương như bố nựng con, kèm với lời xin lỗi "chú xin lỗi hai cháu nha". Vẫn thong thả, Thầy lên xe và ra hiệu cho mình đang đứng như trời trồng :"ta đi em hè".
Thú thật là lúc ấy mình chả hiểu chuyện gì. Lên xe, Thầy mới nhẹ nhàng: "quá đơn giản khi em hay thầy nện cho mấy đòn hạ gục hai đứa kia. Nhưng đó không phải là cách giáo dục con người. Thầy tin rằng hai đứa đó sẽ thay đổi". Chả biết hai thằng chọi kia có thay đổi hay không, có điều xe đi khá xa ngoái lại mình vẫn thấy hai đứa đứng nhìn theo.
Chuyện ấy gây ấn tượng thật sâu đậm với mình mãi đến bây giờ. Mọi lời giảng giải chỉ là mớ lí thuyết, không có bài học nào giá trị cho bằng chính người học tham gia vào trải nghiệm thực tế. Mình "thoát" cả tá vụ suýt đổ máu cũng vì những gì đã được khai thị bằng chính ứng xử của Thầy.
Tiếc thay, những bài học nhân ái ở đời như thế đang dần mai một, nhường chổ cho giành giật, hận thù lên ngôi. Chùa chiền vẫn được dựng lên, thiên hạ vẫn nhắm nghiền mắt tụng lời Phật dạy "Lấy oán báo oán, oán ấy chất chồng; lấy ân báo oán, oán ấy tiêu tan". Thế rồi bước ra khỏi cổng chùa đâu lại vào đấy, người ta sẵn sàng dùng mã tấu dao găm "nói chuyện" với nhau chỉ vì một va quệt nhỏ.
Đức Phật từng bị một người Bà la môn nhổ vào mặt khi Ngài đang hoằng pháp. Đám đệ tử của Phật chỉ muốn giết chết kẻ hỗn xược kia, trong khi Ngài thong thả lau mặt và với một tình yêu vô lượng Ngài hỏi :"Nhà ngươi còn điều gì muốn nói nữa không?". Cái đức cảm hóa ấy đủ biến một kẻ xấc xược trở thành đệ tử thuần thành nơi cửa Phật suốt đời.
Nếu những bài học yêu thương tha thứ còn vắng bóng trên quả đất này thì nhân loại chỉ còn cách dìu nhau qua bên kia thế giới, Hòa bình chỉ là một khái niệm phù phiếm, xa vời...

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

HÃY CỨ VUI CHƠI CUỘC ĐỜI (Phần II)



Nhung buc anh khien ban phai suy ngam, cuoc song

 
What's on your mind? (Bạn đang nghĩ gì?) là câu mời gọi đập ngay vào mắt bạn ở đầu trang facebook, một trang mạng xã hội nổi tiếng với đông đảo thành viên khắp thế giới. Anh Mark Zukerberg sẽ còn làm ăn được dài dài, đơn giản vì hơn bảy tỉ nhân loại luôn luôn trong trạng thái suy nghĩ. Từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, từ lúc sinh ra đời cho đến lúc chết, chúng ta sống trong một đống gồm toàn những tư tưởng, nghĩ suy. Chúng ta gần như đồng nhất bản thân mình với tâm trí đến nổi quên cả sống.

Mỗi con người đều có ba trung tâm quan trọng theo thứ tự phát triển là rốn, trái tim và não. Rốn là trung tâm của sự sống là gốc rễ năng lượng của con người, trái tim là trung tâm của cảm xúc yêu thương, não là trung tâm của suy nghĩ. Nếu ví con người như một cái cây thì rốn chính là gốc rễ, trái tim là thân cây còn trí não là hoa lá. Những đóa hoa kiến thức nở ra tại não; các bông hoa tình yêu nở ra trong tim; rốn cung cấp dưỡng chất cho những bông hoa này, không có gốc rễ thì hoa lá không thể đâm chồi nảy nụ.

Một đứa trẻ sinh ra, nó mất đi nguồn năng lượng được cung cấp từ mẹ qua cuống rốn. Bài học đầu đời là bài học yêu thương từ ba mẹ, người thân, nhưng lớn lên nó bắt đầu chú ý tới não, con người ngày càng rời xa gốc rễ của mình. Bi kịch bắt đầu từ đó, việc giáo dục quá sai lầm của con người đã làm cho cái đầu trở nên quan trọng nhất trong cơ thể. Thậm chí ngay cả trái tim nữa, ngày càng được ít quan tâm; hầu hết chúng ta đều chỉ nhấn mạnh tới não. Và với óc não đơn thuần thì chỉ đưa con người tới chổ điên khùng.

Có lẽ bạn không để ý đến điều này: khi cơ thể càng khỏe mạnh thì ta càng ít cảm nhận về nó. Ta chỉ chú ý cái bộ phận đã trở nên bị đau ốm. Ta chỉ để ý đến chân ta khi nó bị đau nhức; ta nhận biết về bàn tay khi nó bị vết thương, nếu tay chân lành lặn không có vấn đề gì thì ta cũng chẳng hề lưu ý đến chúng. Như thế, theo cách này hay cách khác bộ não của ta chắc chắn đã trở nên bệnh hoạn, bởi suốt hăm bốn giờ ta chỉ nhận biết về nó và chẳng còn nhận biết gì khác. Tâm trí con người, óc não của hắn, đã trở thành một vết thương đau ốm. Nó chẳng còn là một trung tâm khỏe mạnh nữa, nó đã trở thành một vết loét bệnh hoạn.

Bạn thử tiến hành một phép kiểm tra rất đơn giản thế này: ngồi một mình trong mười phút rồi ghi lại thành thực xuống giấy tất cả những tư tưởng nào đi ngang qua trong tâm trí. Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên vì những gì ghi được, bạn sẽ không dám đưa tờ giấy đó cho một ai, kể cả người thân nhất. Bởi bạn sẽ thấy những tư tưởng đó điên khùng tới mức có thể bạn phải hoang mang tự hỏi không biết mình đang lành mạnh hay là điên. Đấy là tình trạng chung của nhân loại chứ không riêng gì bạn. Tâm trí bạn đã được huấn luyện để luôn cuồn cuộn với những ý nghĩ, đến nổi bạn không thể bắt nó dừng lại dù chỉ vài chục giây.

Chúng ta thậm chí chẳng bao giờ nhìn vào trong tâm trí ta lấy được mươi phút để xem cái gì diễn ra trong đó - hay có lẽ chúng ta không dám nhìn, chúng ta sợ hãi khi phải đối diện với thực chất của ta. Đó có lẽ là lí do người ta sợ sự cô đơn và luôn tìm cách chạy trốn chính mình bằng cả ngàn lẻ một cách. Nói rằng tâm trí là kẻ thù, tâm trí đồng nghĩa với tội ác quả không ngoa tí nào. Bạn nên nhớ rằng, hầu hết những đổ vỡ, những vụ tự tử, tội ác xảy ra đều có nguồn gốc từ tâm trí.

Tình trạng tâm trí của ta giống như một cái tổ ong vò vẽ, cứ xoay mòng mòng ở bên trong. Nếu nghĩ rằng ta có thể biết được điều gì, hay đạt được một điều gì với một tâm trí như thế thì chúng ta phạm phải một sai lầm rất lớn. Trong hàng ngàn năm, nhân loại đã có cái ảo tưởng rằng người ta có thể đạt được kiến thức bằng cách tích lũy những tư tưởng của người khác.

Tâm trí ta đang thu thập những thứ trên khắp thế giới, từ sách vở, kinh kệ, bài giảng...và cứ nghĩ rằng ta đã trở thành người có học thức. Sự thực, ta đang biến tâm trí của mình thành những cái hồ đựng hằm bà lằng những tư tưởng vay mượn của người khác. Và như thế, những gì chứa trong hồ chẳng bao lâu sẽ trở nên hư thối, vì rằng những gì là vay mượn thì đều không có sức sống, nó là xác chết. Nước tù đọng trong hồ chẳng bao lâu sẽ trở thành hư thối.

Nên nhớ rằng, kiến thức, hiểu biết thực sự đến từ bên trong, còn tư tưởng thì đến từ bên ngoài. Kiến thức là của chúng ta, còn tư tưởng luôn luôn là của người khác, luôn luôn là vay mượn. Và, những gì thu nhặt được từ những người khác không thể nào trở thành kiến thức của ta được, nó chỉ trở thành những cách thức nhằm che che dấu cho sự vô minh của ta. Và khi khi vô minh của con người được che dấu hắn không bao giờ có thể đạt được kiến thức. Những sáng tạo vĩ đại của loài người làm thay đổi cả diện mạo đời sống chỉ đến từ những kiến thức thực sự chứ không phải từ những tư tưởng đơn thuần. Đa số những phát minh, sáng tạo lớn của các nhà bác học trên thế giới xưa nay như Archimedes, Marie Curie, Newton, Einstein...đều do sự lóe sáng tình cờ của tri thức chứ không phải do dùi mài thao tác trên những tư tưởng vay mượn được.

Như thế thì cái gọi là ý nghĩ của bạn na ná giống mối lo âu hơn là nghĩ. Trong cái gọi là ý nghĩ mà bạn đang thực hiện bây giờ, bạn phải mò mẫm tìm câu trả lời - và mò mẫm chỉ có thể trong bóng tối. Hôm nay bạn nghĩ bạn sẽ giải quyết được một cái gì đó và ngày mai rắc rối tương tự lại xuất hiện, mọi thứ lại trở nên bối rối, và bạn vẫn liên tục mò mẫm trong bóng tối. Chính vì vậy mà những nhà tư tưởng thay đổi ý nghĩ của họ hàng ngày. Cái được coi là đúng ngày hôm qua thì hôm nay không còn đúng nữa, và cái đúng vào ngày hôm nay sẽ không tương tự vào ngày mai. Bất kỳ điều gì bạn nghĩ về không phải là nghĩ, thực sự đó chỉ là sự gấp gáp, gấp gáp điên khùng, sự ùn tắc của ý nghĩ.

Cố nhiên, không ai có ý khuyên là bạn không nên sử dụng tâm trí mà suy nghĩ, hoàn toàn không. Khi con người ta còn thở thì ba trung tâm của con người vẫn phải hoạt động để bảo đảm cho cơ thể sống. Hàng ngày bạn vẫn phải tập trung năng lượng về trung tâm rốn, vẫn trải yêu thương từ trái tim, và đương nhiên, bạn phải sử dụng trung tâm não để suy nghĩ. Tuy nhiên, điều bạn cần làm là đừng nô lệ vào tâm trí, đừng biến tâm trí thành tối thượng, thành ông chủ.

Ngược lại bạn phải biến tâm trí bạn thành kẻ nô lệ, chính BẠN mới là ông chủ của tâm trí. Cần phải hiểu rằng, tâm trí như một công cụ của bạn, phục vụ cho bạn, bạn chỉ dùng tới nó khi cần. Khi bạn cần làm việc bạn dùng tay, cần đi bạn dùng chân, cần cày cuốc thì bạn dùng cái cày cái cuốc, cũng thế, cần suy nghĩ thì bạn dùng tâm trí. Không ai cứ suốt ngày khoa chân múa tay, suốt ngày cứ cày cày cuốc cuốc, chỉ có những kẻ điên. Vậy thì đừng biến cái tâm trí của bạn thành tổ ong vò vẽ nữa, sớm hay muộn bạn cũng sẽ bị thần kinh.

Đừng quên rằng rốn là trung tâm quan trọng nhất, đó là nơi nối kết với nguồn năng lượng sống của mình. Mọi sự giáo dục đều là dành cho bộ não, vì thế bộ não của ta ngày càng trở nên lớn hơn, và gốc rễ của ta ngày càng bé đi, năng lượng sống sẽ tuôn chảy ngày càng yếu đi. Và đó là nguồn gốc của mọi sai lầm, toàn bộ cuộc sống của ta, sự nhận biết của ta cứ lang thang vòng quanh bộ não. Chúng ta không thể giải quyết mọi vấn đề chỉ bằng bộ não. Hãy học hành trình di chuyển đời sống của một thiền nhân, ấy là hướng xuống dưới, về nơi những gốc rễ: Từ não xuống tim và từ tim đến rốn.

Nhân tố đầu tiên đối diện với những vần đề của đời sống luôn là bộ não, là tâm trí. Tuy nhiên hãy đừng để bộ não đơn độc một mình xoay xở. Bạn hãy bắt đầu hành trình di chuyển ý thức. Vậy việc đầu tiên là phải để cho não được thư giãn, tĩnh lặng, tránh để nó rơi vào căng thẳng. Kế đến, toàn bộ cơ thể cũng cần được thư giãn, bạn sẽ nghe được nhịp đập của con tim mình. Bạn tập trung chú ý vào rốn và cảm nhận được sự vào ra của hơi thở bạn như là xuất phát từ rốn, trung tâm năng lượng của bạn. Trung tâm rốn càng hoạt động, sức mạnh ý chí của bạn càng trở nên mạnh mẽ, bạn càng có nhiều năng lượng sống để thực hiện một điều gì đấy. Bạn càng suy nghĩ, tri thức của bạn càng phát triển. Bạn càng thương yêu, trái tim của bạn càng phát triển. Bạn càng quyết tâm thì cái trung tâm năng lượng bên trong của bạn, cái đóa hoa sen trung ương tại rốn sẽ càng phát triển.

Cuối cùng, mọi điều bạn cần làm là hãy nhận biết chính thời điểm này - tại đây và ngay bây giờ - quá khứ sẽ trôi xa, tương lai tan biến và thời điểm hiện tại trở nên sống động. Sống trong nó, tồn tại trong nó, và rồi những ý nghĩ gấp gáp điên khùng này không còn nữa. Lần đầu tiên bạn sẽ có khả năng nghĩ. Việc nghĩ mới này có nghĩa nhận biết nhiều hơn, ý thức tập trung nhiều hơn, ánh sáng hội tụ trong bản thể bạn nhiều hơn. Bạn trở nên nhận biết nhiều đến mức bất kỳ khi nào rắc rối xuất hiện trước bạn thì ý thức bạn, ánh sáng hội tụ của bản thể bạn làm tan biến nó. Và khi rắc rối tan biến, bạn biết câu trả lời.

Bên trời vẫn còn nắng, lá trời vẫn còn xanh, phố vẫn còn người đông, hãy cứ vui chơi cuộc đời, hãy cứ vui như mọi ngày, bạn nhé.
                                                                         
                                                              

Đà Lạt, tháng 9 - 2015






Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

HÃY CỨ VUI CHƠI CUỘC ĐỜI...(I)


Tác phẩm "Người suy tưởng" của Auguste Rodin. Ảnh: Internet

Đã bao giờ bạn ngẫm nghĩ về những...suy nghĩ của mình chưa nhỉ? Nó ở đâu ra? Suy nghĩ để làm gì? Nó sẽ dẫn bạn tới đâu? Có thể sống không suy nghĩ được không?...Tôi đồ rằng bạn chưa, hoặc rất ít khi để ý đến thứ trạng thái tâm trí gần như thường trực này của mình. Cũng như nhân loại nông nổi vẫn thường rất ít khi chú ý vào những thứ gần gũi, thiết thân với mình mà cứ mãi mê vọng tưởng tận đâu đâu.

Một đứa trẻ từ sinh ra cho đến tuổi mẫu giáo hầu như không suy nghĩ. Nó chẳng có gì, chẳng biết gì mà suy nghĩ. Nó sống một cách bản năng trong sự chăm lo của bố mẹ và người thân. Đói thì được cho bú cho ăn, no căng rốn ra rồi thì lê la chơi, chơi chán thì lăn ra ngủ, chả việc gì phải lo nắng lo mưa, nuôi con gì trồng cây gì; chả cần biết người lớn nghĩ gì về nó, xấu hay đẹp, giỏi hay dở. Đó là lí do người ta thường ví trẻ em là thiên thần, hay nói theo cách của Jesus, chỉ ai mang tâm hồn của trẻ thơ mới được vào nước Chúa.

Thế rồi, khi có được đôi chút nhận biết về thế giới xung quanh, về cha mẹ, đồ vật,... đứa bé bắt đầu được "dạy dỗ", tính "thiên thần" trong đứa trẻ mất dần đi. Khởi đầu là ba mẹ và những người thân trong gia đình, sau đó là thầy cô giáo từ mầm non tới sinh viên đại học. Cả một lực lượng hùng hậu ấy bắt đầu gieo vào đầu đứa bé những bài học bằng một ngàn lẻ một cách khác nhau mà họ gọi bằng một từ  rất mĩ miều là "giáo dục". Đứa bé bắt đầu phát hiện ra rằng hễ cứ ngoan ngoãn nghe lời người lớn, hễ cứ "lập thành tích" là được yêu thương, được thưởng, được có quà. Ngược lại thì bị la mắng, phạt vạ, thậm chí là bị ăn đòn. Những suy nghĩ đầu tiên bắt đầu hình thành lên tâm trí vốn trong trong veo như tờ giấy trắng của đứa bé. Nó bắt đầu tìm cách để làm vừa lòng người lớn, để được thỏa mãn nhu cầu bản năng của mình. Điều này cũng chẳng khác gì mấy việc những con vật được huấn luyện ở rạp xiếc diễn trò để được thưởng kẹo. Chỉ khác ở chổ những con vật không biết giả đò, trong khi đứa bé bắt đầu biết "trò" dối trá, lừa phỉnh, những phẩm chất chỉ có ở thế giới loài người.

Chưa hết, khi lớn lên đi làm, yêu đương trai gái, lập gia đình, rồi những đứa con ra đời, bạn có cả tỉ vấn đề để phải suy tư, nhất là trong thế giới ngày nay khi vật chất, danh lợi trở nên thống trị xã hội trong khi yêu thương, lòng trắc ẩn, những giá trị tâm hồn của loài người lại bị xem nhẹ. Hàng ngày bạn cho tâm trí bạn nhiều thứ để nghĩ, mở mắt ra là đầu óc bạn bắt đầu tràn ngập cả đống những toan tính: công việc, cơm áo gạo tiền, bệnh tật, con cái, quan hệ, thăng tiến...Vô vàn những thứ hằm bà lằng của cuộc sống choán đầy ắp tâm trí bạn, thậm chí đi cả vào giấc ngủ với những mộng mị lo toan.

Tâm trí liên tục nghĩ, nó như cỗ máy hoạt động suốt ngày đêm, hăm bốn trên hăm bốn giờ trong ngày. Không có một máy móc nào chịu đựng được cường độ làm việc liên tục như thế trong suốt một thời gian dài. Hậu quả là hầu hết nhân loại đang bị stress, đang có vấn đề về thần kinh, chỉ là mức độ nặng hay nhẹ mà thôi. Tình trạng tâm trí con người giống như một cái tổ ong hỗn loạn. Những tư tưởng và tư tưởng cứ quay tít vù vù bên trong. Bị những suy tư này vây quanh, bạn sống trong hồi hộp, căng thẳng, bần thần và lo lắng. Thậm chí nó có thể biến bạn thành điên khùng nếu bạn bắt đầu nghĩ quá nhanh đến mức không thể nối liền hai ý nghĩ. Người điên là người mà ý nghĩ của họ đã đến cực đỉnh: Ý nghĩ của họ đã tràn ngập ý nghĩ khác. Bạn nghĩ lần lượt trong khi người điên nghĩ nhiều vấn đề đồng thời; ý nghĩ của họ quá phức tạp.

Chịu khó tĩnh tâm một chút để quan sát, không khó cho bạn nhận ra rằng: Tâm trí thực chất là quá khứ được tích lũy, và nó liên tục tích lũy. Bởi vì bạn chỉ có thể nghĩ về cái gì đã biết rồi, bạn không thể nghĩ về điều chưa biết; bạn chỉ có thể đến với điều chưa biết khi bạn không nghĩ. Thậm chí, nếu bạn có nghĩ về tương lai đi nữa thì cũng chẳng có gì mới mẻ, nó cũng chỉ dựa trên những điều đã được tâm trí thu thập từ trước đó.

Bạn đã có gì từ quá khứ? Chỉ những kí ức và những ý nghĩ. Bạn không ngừng thu thập ngày càng nhiều kí ức, tâm trí bạn như cái bể nước tù đọng cứ phình lên hàng ngày bởi vì bạn liên tục tích lũy ý nghĩ, kí ức, kinh nghiệm. Bạn càng lớn lên thì cái "bể nước tù đọng" của tâm trí càng lớn hơn và tâm thức càng nhỏ đi. Có thể làm được điều gì khác nữa nếu không ngừng lặp lại ý nghĩ? Còn gì có thể được nghĩ đến ngoài việc lặp lại quá khứ? Không có gì mới xuất hiện. Thậm chí có thể bạn bắt đầu mất ý thức về mình hoàn toàn và thế rồi bạn sẽ trở thành máy tính, máy nghĩ, robot.

Điều tai hại là ở chổ, khi tâm trí bạn đang quá bận rộn với ý nghĩ thì bạn đang KHÔNG SỐNG cho đúng nghĩa. Cũng không khó để bạn nhận ra điều này, cuộc sống chỉ diễn ra trong hiện tại, ngay ở đây và bây giờ, trong khi ý nghĩ chỉ là quá khứ, là cái đã qua, đã chết, cho dù bạn có đang nghĩ về tương lai. Cuộc sống đang diễn ra tươi mươi rực rỡ từng phút giây, "bên trời còn nắng, lá trời còn xanh, phố còn người đông..." (TCS), nhưng nào bạn có nhận ra vì tâm trí bạn đang quá bận bịu với bao ý nghĩ, bạn đang lãng phí hiện tại, tức là đang lãng phí cuộc sống của chính bạn từng phút giây, từng ngày, từng tháng, cả cuộc đời.

Bạn cần nhớ cho rằng, thời điểm hiện tại không bao giờ là một phần của thời gian. Thời gian là một khái niệm do sản phẩm của tâm trí con người: Quá khứ là thời gian, tương lai là thời gian, nhưng hiện tại không phải thời gian. Thông thường chúng ta chia thời gian thành ba phần: quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhưng thực tế không phải như vậy. Hiện tại là cốt lõi, là chính tồn tại. Nó luôn ở đây và bây giờ, và bây giờ là vĩnh hằng. Trong thực tại, không quá khứ và không tương lai. Quá khứ tồn tại chỉ trong ký ức và tương lai tồn tại chỉ trong tưởng tượng. Quá khứ và tương lai thuộc về tâm trí mà không phải tồn tại. Nếu bạn có thể hiểu điều này thì bạn sẽ nhìn thấy thời gian là tâm trí và tâm trí là thời gian.

Vậy thì phải làm gì? Hãy để quá khứ là quá khứ. Đừng mang nó. Hãy quên điều đó đi. Chỉ nhớ thời điểm này. Và thật kỳ lạ là nếu bạn thực sự ở thời điểm này thì bạn không thể nghĩ. Nghĩ chỉ có thể trong quá khứ hoặc tương lai, chưa bao giờ trong hiện tại. Giữ nguyên ở thời điểm này. Đừng rơi vào quá khứ hay nhảy vào tương lai. Giữ nguyên ở thời điểm này, thời điểm đang xuất hiện ngay bây giờ.

Khi bạn ăn, hãy ăn-đừng làm bất kỳ điều gì khác. Khi bạn nghe, hãy nghe-đừng làm bất kỳ điều gì khác. Khi bạn dạo bộ, hãy dạo bộ-đừng làm bất kỳ điều gì khác. Giữ nguyên ở thời điểm hiện tại, giữ nguyên với hành động, và bạn sẽ nhanh chóng nhận ra quá khứ đã trôi rất xa và không gian mới đã mở ra bên trong bạn. Trong không gian đó, không có ý nghĩ. Sống từ thời điểm tới thời điểm. Sống ở đây và bây giờ sao cho bất kỳ điều gì bạn đang thực hiện cũng là thiền. Hãy thực hiện bất kỳ điều gì bạn đang làm-dạo bộ trên phố, chạy, tắm, ăn, ngủ, nằm trên giường, thư giãn-và giữ nguyên với hành động một cách tập trung toàn bộ. Không quá khứ, không tương lai, giữ nguyên ở hiện tại. Ở thời điểm ban đầu, điều đó sẽ là khó khăn-rất khó khăn và rất gian khổ-nhưng dần dần bạn sẽ có cảm nhận về điều đó và sau đó ô cửa mới sẽ mở ra, một lĩnh vực mới. Thế rồi quá trình nghĩ sẽ không còn nữa, thế rồi bạn đang thực sự sống, từng phút giây.

Cho nên hãy nhận biết. Đừng lãng phí hiện tại thêm nữa. Hãy sống trong hiện tại. Sống băng phẩm chất thiền định của hiện tại. Hãy nghe nhạc sĩ họ Trịnh hát "Hãy cứ vui chơi cuộc đời, đừng cuồng điên mơ trăm năm sau, còn đây em ngọt ngào đứng bên ngày yêu dấu nhìn mây trôi đang tìm về núi cao...". 

Ngày yêu dấu thế, em ngọt ngào thế, bạn cứ việc mà "sống" đi, còn nghĩ ngợi mà làm gì.


Đà Lạt, mùa Vu lan 2015

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

CÁI TÊN








       Suýt nữa mình có tên là Đạm, Nguyễn Quốc Đạm. Ông cụ đã hạ bút đặt tên cho thằng con út là Quốc Đạm, thế rồi trong một phút giây thăng hoa nào đấy, cụ gạch đi mà thay bằng Quốc Túy. May thay! Phải là quốc túy quốc hồn nghe mới oách chứ ai lại quốc đạm, nghe cứ sặc mùi…protit, đội ơn cụ ạ.

       Nghe ông anh kể lại, ông cụ đặt tên con cái vô cùng cẩn thận. Cụ phải tra hết sách vở đông tây kim cổ rồi mới quyết, có khi sinh con ra cả tháng rồi mà chưa đặt được tên. Ngày xưa, nghe nói người ta kiêng đặt tên hay, tên đẹp cho con cái, sợ bị ma bắt. Hồi cấp hai, lớp mình có thằng Mày, chị nó tên Xin, bạn bè thường ghép tên cả hai chị em mà réo, Xin Mày, Xin Mày. Ông anh bà con bên vợ mình có cái tên hơi oái oăm là Phân. Mỗi lần anh từ dưới quê lên mình cứ phải chào anh Phân khỏe không, nghe không lễ phép tí nào. Thậm chí thời vua chúa phong kiến, dân đen không phải muốn đặt tên gì thì đặt. Có một số chữ là bản quyền của Hoàng tộc, ai đụng vào coi chừng mang tội phạm húy, khi đó rất dễ trở thành…vô danh.

       Nay thì những ông bố bà mẹ mặc sức mà đặt tên con, nào Kiều Diễm, Mộng Trinh, nào Hùng Cường, Trung Dũng … đủ cả, cứ nghe càng thánh thót, càng hoành tráng càng tốt. Mà không những tên, cả chữ lót cũng được chăm sóc, chải chuốt. Lại có cả sách hướng dẫn đặt tên, nhiều gia đình cẩn thận thuê hẳn "thầy" đặt tên con sao cho mau phát tài phát lộc.

      Đó thực ra là chuyện của đám dân thị thành có tí chữ nghĩa, chứ dân quê cũng chả mấy để ý đến tên con cái. Cái tên cúng cơm của chúng chủ yếu được dùng ở trường học, còn ở nhà thì cứ cu tí, cu tèo, cái mẹt, cái hĩm cho tiện.  Ông cu Thế sau lưng nhà mình ở quê dùng các binh chủng quân đội đặt tên con: Thủy, Lục, Hải, Quân (chẳng lẽ đặt tên là thằng Không). Hết binh chủng thì dùng tên nước cho hai thằng tiếp theo: thằng Việt, thằng Nam. Thêm thằng nữa đặt tên là Quyết, hai vợ chồng cố mãi mà không tòi thêm được đứa nào, mặc dù anh cu Thế đã dứt khoát đặt tên là Thắng bất kể trai hay gái. Thành ra Thủy, Lục, Hải, Quân, Việt, Nam, Quyết, mãi mà không Thắng, hi hi...

***
     Suy cho cùng thì cái tên chả có ý nghĩa gì. Sống trong một xã hội với quá nhiều những định chế do con người đặt ra, người ta cần phải có cái tên để ghi danh cùng với đời. Một ai đó đi học, đi thi, đi làm, được cất nhắc, bổ nhiệm...thì không thể thiếu cái tên. Nhưng rồi cũng chưa đủ, thiên hạ lại đặt ra thêm một loạt những khái niệm để định danh cho cái tên: kỹ sư, bác sĩ, giáo sư, tiến sĩ, giám đốc, tổng thống, chủ tịch...Danh thiếp của nhiều người không còn chổ cho một loạt những chức danh, chức vụ, học hàm, học vị rồi mới đến cái tên, nhìn phát khiếp.

      Thuở xa xưa, khi xã hội loài người mới phôi thai thì đã làm gì biết đến cái tên. Ngay giữa thời hiện đại này có những tộc người sống cũng đâu cần đến khai sinh với hộ khẩu. Có ai dám bảo họ không hạnh phúc không? Thử tưởng tượng bạn bị bỏ rơi lại trên mặt trăng hay lạc vào hoang đảo một mình vô phương trở về thế giới loài người như Robinson thì phỏng cái tên  của bạn dùng để làm gì? Bạn định xưng danh giám đốc, tiến sĩ, tổng thống ... với ai?

       Cái nguy của loài người là ở chổ, người ta tự đồng hóa mình với cái tên, với mớ chức danh ảo tưởng đó. Con người ta không phải là cái tên, không phải là chức vụ, học hàm. Thế nhưng thiên hạ cứ thích vỗ ngực tôi là anh Ba, anh Tư, tôi là giám đốc, là tiến sĩ, là ... là... Thế rồi người ta ngày càng đi xa dần bản chất CON NGƯỜI đích thực của mình, họ chẳng còn biết mình là ai. Nhiều người sống bằng lớp vỏ giả tạo ấy cho đến cuối đời mới chợt giật mình "đi tìm cái tôi đã mất". Đơn giản, khi cái lớp vỏ ảo tưởng kia rơi rụng, họ mới thấy sốc, thấy chơi vơi như một kẻ sắp chết đuối không nơi bám víu.

     Anh sinh ra là hình hài một con người chứ không phải một cái tên. Ngày trút hơi thở cuối cùng thì cũng chính xác thân anh chui vào hòm, cái tên quá lắm là xuất hiện trên tờ cáo phó hoặc trên tấm bia mộ sau khi anh "nằm xuống với đất muôn đời". Theo thời gian khi anh bắt đầu trở nên cát bụi thì ngay cả tấm bia mộ cũng chả trường tồn. Giữa hai lần chui ra chui vào ấy là cuộc sống của chính anh, là khoảng thời gian quý báu để thân và tâm anh hành hương trên cõi thế. Hãy biết quan tâm đến phúc lạc của Thân-Tâm anh thay vì bám víu vào mớ tên tuổi hư danh hão huyền.

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Lồn là gì?



Cần phải đối xử công bằng với mọi người và với mọi thứ trong một con người.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
 
Nếu bạn đã từng một lần chửi nhau với ai đó, hoặc nghe người khác cãi vã thì từ "lồn" không còn gì xa lạ nữa. Bài viết này sẽ cho chúng ta thấy một cách nhìn nghiêm túc đối với từ "lồn".

Lồn là một khái niệm mà đã là dân Việt Nam thì hầu như ai cũng biết. Nó ban đầu là từ để chỉ cơ quan sinh dục của phụ nữ, nhưng qua lớp trầm tích thời gian, con dân Việt đã nâng nó lên thành một khái niệm mang tính nhân văn, triết lý, và mỹ thuật.

Ngày nay chúng ta có thể gặp từ “lồn” ở bất cứ nơi đâu trong cuộc sống hàng ngày. Từ ông xe ôm đến bà đồng nát, từ thằng nhóc đánh giày đến các đứa bé sơn móng tay, từ ông bán bánh mì đến các bà bán thịt, từ thằng nghiện đến các chị cave, từ học sinh đến sinh viên, từ người ít học đến người nhiều học... Tất cả đều có thể, trong một phút giây nào đó, phát ngôn ra: “Lồn!”.

Nó đã quá gắn bó và quá thân quen với người Việt mình như vậy, tại sao chúng ta lại không thể nhìn nhận lại nó một cách trìu mến hơn, nghiêm túc hơn thay vì cứ coi nó là một cái gì xấu xa tục tĩu như nhiều người vẫn hằng quan niệm? Vì lý do giải oan cho [từ ] “lồn”, hôm nay chúng ta có cuộc gặp gỡ với một vị tiến sĩ tình dục học khả kính.

Phóng viên: Thưa tiến sĩ, ông có thể cho độc giả được biết những hiểu biết/quan niệm/cách nhìn nhận của ông về “Lồn” được không ạ. Cụ thể, ông có thể nói ngắn gọn định nghĩa về “lồn” theo cách hiểu của ông?

Tiến sĩ: [Hừm,ừm…ừm.] Tôi thấy cái vấn đề mà anh nói đến nó thú vị đấy chứ. Quả thực “Lồn” là một khái niệm mà chúng ta phải tiếp xúc hàng ngày mà chưa ai dám tiếp cận nó một cách nghiêm túc và khoa học theo khía cạnh văn hóa.

Theo wikipedia thì “Lồn” là một “danh từ của týp ít người bình dân hôm nay còn sử dụng, có văn hóa thấp, nên từ ngữ này không được thanh cao cho lắm. Ý để chỉ cái bộ phận sinh dục của người phụ nữ. Trong sinh hoạt đời thường thì từ này được sử dụng trong tình huống kể chuyện tục, kể chuyện tiếu lâm, hoặc để người ta văng tục, chửi thề… theo kiểu thiếu văn hóa. Riêng trong câu vè, câu đố dân gian thì từ “lồn” không có dụng ý xấu mà người xưa chỉ muốn nói bóng nói gió đến hình tượng khác.

Đấy, ngay cả định nghĩa lồn trên wiki còn sơ sài, cảm tính và thiếu chuyên nghiệp. Chứng tỏ cho đến nay mọi người vẫn còn né tránh từ “lồn”, coi nó là xấu xa, dơ bẩn và không phải thứ ngôn ngữ của người có học.

Theo tôi, ngắn gọn thì: “Lồn” là một phạm trù văn hóa có tính phổ quát trong cộng đồng người Việt, nó bao hàm nghĩa đen là cơ quan sinh dục nữ và nhiều ý nghĩa phát sinh do đời sống dân gian vun đắp và xây dựng qua một quá trình dài lịch sử tạo thành.

Phóng viên: Theo ông thì, từ “lồn” thường xuất hiện khi nào? Nói cách khác, những tình huống nào khiến người Việt sử dụng từ “lồn”? Có nên khuyến khích sử dụng từ này không? Và sử dụng theo cách nào và với mức độ nào là hợp lý?

Tiến sĩ: Theo tôi từ “lồn” có thể xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi. Nhưng thường thì người ta hay dùng khi cảm thấy ức chế, bức xúc một điều gì đó, hoặc căm tức một ai và cảm thấy cần thiết phải giải phóng. Ví dụ:

- “Nóng vãi lồn!” (nóng nực không chịu được);
- “Chán vãi lồn!” (quá chán);
- “Thời tiết như lồn!” (thời tiết xấu quá);
- “Nhìn cái lồn à?” (mày nhìn gì tao thế?);
- “Lải nhải cái lồn!” (đừng nói nữa tao nhức đầu lắm);
- “Thằng mặt lồn” (tao ghét mày rồi đấy!);
- Đơn giản hơn: “Lồn!” (chán không còn từ gì để nói).

Cũng có khi người ta dùng từ “lồn” để biểu đạt sự nghi vấn:

- “Cái lồn gì thế?” (cái gì thế);
- “Nó nói cái lồn gì thế nhỉ?” (bạn ấy nói gì tớ nghe không rõ);
- “Thế là thế lồn nào?” (thế này là thế nào);
- “Thằng lồn nào kia?” (thằng nào kia?);

Đa phần trong trường hợp này từ “lồn” chỉ mang tính chất bổ ngữ bổ sung sắc thái, có thể loại bỏ từ này mà không làm mất đi ý nghĩa của câu.

Cũng có lúc người ta sử dụng từ “lồn” để thể hiện sự phấn khích:
- “Sướng vãi cả lồn” (quá sướng);
- “Đẹp vãi lồn” (đẹp quá);
- Hoặc đơn giản hơn: “Vãi lồn!” (hay quá/tuyệt quá/kinh ngạc quá/wonderful…)
Description: Lồn là gì?

Nói là khuyến khích thì không nên khuyến khích, vì ít nhiều cách dùng này cũng hơi suồng sã và thô tục. Song, bảo rằng ngăn cấm việc sử dụng từ này là không nên, mà thực tế thì "có mà cấm được cái lồn ấy". Vì từ ngàn xưa đến nay nó đã là một công cụ của giới bình dân nhằm giải tỏa những ức chế của cuộc sống. Có chăng, chúng ta cần cân nhắc những tình huống nào thì nên sử dụng, những tình huống nào hạn chế, và những tình huống nào là không nên.

Khi ngồi một mình chán đời mà phọt ra câu đấy có khi lại hay, khiến tinh thần sảng khoái. Khi vui vẻ cùng bạn bè, nói ra từ “lồn” khiến các khoảng cách xích lại gần hơn, vui hơn (chỉ dành cho bạn thân, đồng trang lứa). Dùng để xúc phạm hay lăng mạ một ai đó thì không nên, hoặc chỉ hạn chế thôi. Còn trong các buổi tiệc, hội nghị, ma chay, cưới xin… mang tính nghiêm túc thì cấm chớ có dùng. Đại khái thế.

Phóng viên: Theo ông thì từ “lồn” là một từ độc quyền của giới bình dân, ít học? Vậy thì giới “cao nhân” có học, người ta có dùng không? Nếu không thì người ta dùng từ gì để thay thế?

Tiến sĩ: Không, theo tôi đã là một phạm trù văn hóa mang tính phổ quát thì không có gì là độc quyền cả. Làm gì có nhà văn hóa nào dám phát biểu rằng “ta đây chưa hề nói từ “lồn” bao giờ”? Nếu không muốn bị ăn gạch vào mặt?

Từ xa xưa người Việt dùng từ “lồn” bắt đầu từ nhu cầu muốn chửi bới, xúc phạm một ai đó cho bõ tức, bõ ghét. “Lồn” cũng như “cặc” thường là ngôn ngữ của người bề trên với người bề dưới. Theo một số ý kiến thì nó ban đầu là độc quyền của những người bề trên, giai cấp thống trị chứ không phải là giai cấp bình dân, có thể thấy điều ấy qua câu này: “Trên đê cụ lớn văng con cặc/Dưới đất thầy cai thượng cẳng tay”.

Thời đó, văng “lồn”, “cặc” được coi là những điều cấm kỵ. Nó chỉ dùng cho giới bề trên đối với bề dưới (đố thằng dân ngu cu đen nào dám văng “Lồn” với quan thầy đấy?).

Ngày nay thì ngược lại, chính giới bình dân mới là tầng lớp sử dụng từ này nhiều hơn. Quả là một cuộc cách mạng trong việc dành quyền sử dụng từ ngữ.

Tuy nhiên, không phải giới tri thức không sử dụng từ “Lồn”. Bọn họ vẫn dùng đấy, song kín kẽ hơn, khéo léo hơn, uyển chuyển hơn, tế nhị hơn mà thôi.

Tôi và mấy anh bạn Tiến sĩ trong lúc ngồi thịt chó với nhau vẫn văng “lồn” như thường, có sao đâu. Đó là trong ngôn ngữ nói, còn ngôn ngữ viết tất nhiên là người ta sẽ e dè hơn. Vì thực ra xã hội vẫn chưa chấp nhận phạm trù hơi mang tính thô tục này.

Một số người cố tránh né nó, chê bai nó, khinh ghét nó, thô bỉ hóa nó rồi thay thế bằng các từ ngữ Hán Việt một cách khiên cưỡng như “Âm đạo”, hay khoa học hơn: “cơ quan sinh dục”, hoặc nói tránh: “chỗ ấy”… Đã đành là tùy từng văn cảnh cụ thể, nhưng đôi khi người đọc đang cảm thấy bứt rứt, cần “nó” xuất hiện thì người viết lại không dám cho “nó” xuất hiện, tạo nên cảm giác hụt hẫng, mất sướng.

Song gần đây tôi thấy một số các bạn trẻ cũng đã mạnh dạn hơn trong ngôn ngữ viết, đã dám văng “lồn” trong bài viết của mình. Tôi hoan nghênh. Anh có công nhận không? Chẳng lẽ khi mô tả ngôn ngữ của một cậu 9x, chúng ta lại viết: “Vãi cả… âm đạo” à? Hay “vãi cả… chỗ ấy”? nghe nó có ngu không?

Vậy đấy, theo tôi, hãy để “lồn” được là “lồn”, không cần thay thế nó, và chưa bao giờ cần thay thế nó.
Description: Lồn là gì?

Phóng viên: Ông có thể cho biết tại sao dân gian ta lại hay dùng các từ ngữ chỉ cơ quan sinh dục để phản kháng, để giải tỏa, để xúc phạm một ai đó? Mà không phải một lựa chọn nào khác?

Tiến sĩ: Cậu phóng viên thông minh đẹp trai hỏi một câu hơi bị được đấy. Cái này theo tôi bắt nguồn từ tín ngưỡng. Anh biết tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ chứ? Tín ngưỡng này thờ dương vật và âm đạo, 2 vật thiêng liêng mà tạo hóa ban cho con người để duy trì nòi giống.

Theo một số nghiên cứu thì bánh chưng và bánh dày đâu phải tượng trưng cho trời và đất, mà nó tượng trưng cho cơ quan sinh dục nam và nữ. Không chỉ riêng người Việt, ngay cả người Chăm người ta cũng có 2 vị thần chỉ cơ quan sinh dục [tên gì tôi quên bố nó mất].

Như vậy để thấy rằng người Việt ta đã sớm hình thành khái niệm về các cơ quan sinh dục. Chả đâu như người Việt, có hàng tá từ để chỉ cơ quan SD nam và nữ: Chim, cặc, dái, buồi, cu, thằng nhỏ, của quý, khoai, củ từ.. ; Lồn, bướm, hĩm, bím, bẽm, đếch (đách), cô nhỏ…Chứng tỏ đây là một cơ quan mà người Việt rất coi trọng, rất tôn thờ, và rất yêu quý!

Nhưng sau này tại sao mà người ta lại dùng với mục đích xúc phạm, miệt thị thì có lẽ đã có một cuộc chuyển pha trong tư tưởng người Việt [có thể do sự sụp đổ của tín ngưỡng phồn thực chăng?]. Qua đó người ta lại coi cơ quan sinh dục, hay hoạt động tính dục là cái gì đó xấu xa, đê hèn, bần tiện và ô uế.

Có một điều nhận thấy rằng hồi xưa thì giới nào khác sử dụng từ chỉ cơ quan sinh dục của giới ấy. Nam chửi “cặc”, nữ chửi “lồn”. Nhưng ngày nay có xu thế tất cả cùng dùng “lồn”. Đấng mày râu có khi dùng “lồn” còn nhiều hơn chị em phụ nữ. Có thể hiểu điều này là do người ta coi “lồn” ô uế, xấu xa hơn “cặc”, nên dùng để chửi bới sẽ có tác dụng mạnh mẽ hơn. Theo tôi cách nghĩ này bắt nguồn từ tư tưởng trọng nam khinh nữ ngày xưa.

Phóng viên: Theo ông thì “lồn” ngoài ý nghĩa sinh học nó còn là một phạm trù văn hóa gồm nhiều tầng lớp ý nghĩa phái sinh. Ở trên chúng ta đã đề cập đến khía cạnh “lồn”- ngôn ngữ dùng để phản kháng, thể hiện thái độ thách thức, khiêu khích, xúc phạm…Vậy còn những khía cạnh khác, như trong văn học, ca dao, dân ca…thì sao? Ông có thể cho biết rõ hơn về khía cạnh này?

Tiến sĩ: “Lồn” đi vào văn học dân gian nhiều chứ. Tôi lấy một số ví dụ nhé:

Về ca dao:

- Văn chương chữ nghĩa bề bề
Thần lồn ám ảnh mà mê mẩn đời.

Đấy, chữ nghĩa bề bề còn bị ám ảnh bởi “lồn” chứ đừng nói đến bọn dân đen ít học.

- Lồn này lồn chẳng sợ ai
Sợ thằng say rượu địt dai đau lồn

- Lồn bà bà tưởng lồn ai
Bà cho ông lý mượn hai tháng liền

- Trên trời có ông sao rua
Lồn em tua tủa có thua chi nào

- Cơm ăn mỗi bữa mỗi niêu
Tội gì bắt ốc cho rêu bám lồn
Description: Lồn là gì?

Về thành ngữ, tục ngữ:

- Lo co đầu gối, lo rối lông lồn: lo lắng một vấn đề gì đó
- Cơm hàng, cháo chợ, lồn vợ, nước sông: Phong lưu khoáng đạt.
- Lồn Cổ Am, Cam đồng vụ, vú Đồ Sơn: Làng Cổ Am ngày xưa lắm người đỗ đạt nên người ta ví ở đó có những cái lồn tốt đẻ ra người tài.
- Đẻ con khôn mát lồn rười rượi, đẻ con dại thảm hại cái lồn: Đẻ con khôn sướng hơn con dại.
- Sồn sồn như lồn phải lá han: Sốt sắng quá đáng một việc gì đó.
- Lồn lá mít, đít lồng bàn: tướng phụ nữ ham muốn tính dục cao.
- Dán bùa lồn mèo: Làm việc cẩu thả, được chăng hay chớ.
- Sờ lồn béo, đéo lồn gầy: kinh nghiệm dân gian.
- Trai thấy lồn lạ như quạ thấy gà con: đặc tính chung của đàn ông.
- Nhiều phân tốt lúa, nhiều lụa tốt lồn: gái ăn mặc đẹp dễ hấp dẫn cánh mày râu.
- Cha chết không lo, lo trâu méo lồn: Kinh nghiệm dân gian.
————————
Câu đố:

- Bốn cô trong tỉnh mới ra
Cái lồn trắng hếu như hoa ngó cần
Sư ông tẩn ngẩn tần ngần
Cái buồi cửng tếu như cần câu rô.
(Đáp án hình như là bộ ấm chén)

- Đi nhai đứng ngậm ngồi cười nhảy qua mương thì ngáp.
(Tự đoán đáp án nha)
—————
Thơ:

- Thu Vân giới thiệu Thu Bồn
Thu Bồn sướng quá vỗ lồn Thu Vân.
Thu Bồn ngồi cạnh Thu Vân
Thu Vân tinh nghịch cấu chân Thu Bồn
Thu Vân ngồi cạnh Thu Bồn
Thu Bồn tinh nghịch cấu lồn Thu Vân

- Sầm Sơn sóng vỗ dập dồn
Ba cô áo trắng ngửa lồn lên bơi.

- Chợ Đồng Xuân có tiếng đồn
Có chị bán trứng vịt lồn rất to.
———————–
Ngôn ngữ thời@:

- Vãi cả lồn: thán phục một điều gì đó.
- Sồn sồn như chó cắn lồn: nó giống với câu “sồn sồn như lồn phải lá han”, ý chỉ sự hấp tấp.
- Ngu lồn: rất rất ngu
- Hãm lồn: hãm tài, bế tắc, tiêu cực.
- Ăn cái lồn: không được đâu, không ăn thua đâu.
- Hà Thiên Lộn: lồn thiên hạ, ý nói đa dâm.
- Cười như lồn cười với cứt: cười rũ rượi
————–
Một số nhà văn (chủ yếu văn mạng), nhà báo, blogger ngày nay cũng có xu hướng dùng trực diện từ “Lồn” thay vì viết tắt là “L.” hay “ồn” hay những gì đại loại. Anh có đọc các truyện tân liêu trai của quái nhân Bàn Tài Cân bao giờ chưa? Cái gã chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Tinh Vân ấy? Trong truyện của hắn, phàm đã một cái tên mà dính đến vần “ồn” thì y như rằng có “vấn đề”: Tồn Như Liên (lồn như tiên), Tồn Toàn Lương (lồn toàn tương). Đấy, như thế mà có ai bảo văn của hắn tục đâu, mà người ta, ngay cả giới viết văn chuyên nghiệp, cũng phải nể phục và kính sợ các thiên tuyệt bút của gã.

Tôi chỉ tóm lược sơ sơ vậy thôi. Nhưng chừng đó cũng đủ chứng minh rằng: “lồn” là một nét văn hóa đặc thù của dân Việt, nó đã và đang dần được chấp nhận và coi như là một thuần phong mỹ tục không thể xóa bỏ.

Phóng viên: Với một vai trò to lớn như vậy, ông có cho rằng chúng ta nên phát triển và bảo tồn văn hóa “lồn”?

Tiến sĩ: Đúng thế, chúng ta rất cần bảo tồn và phát triển nó, đưa nó vào quỹ đạo mà vốn nó phải thuộc về. Tôi nói phát triển ở đây không có nghĩa là “nhà nhà sử dụng ngôn ngữ “lồn”, người người sử dụng ngôn ngữ “lồn”. Mà chúng ta cần phải mô phạm hóa, văn hóa hóa phạm trù “lồn”. Làm sao để ai ai cũng hiểu hết được các khía cạnh của nó, ai cũng biết cách sử dụng nó một cách văn minh, khiến nó không bị bứng ra khỏi xã hội, và cũng không thô tục hóa xã hội.

Tôi coi việc sử dụng các ngôn ngữ thô tục nói chung như là việc thuần phục một con ngựa nòi. Khó đấy, nhưng thuần phục được rồi, điều khiển được nó rồi ta sẽ thấy nó cũng thú vị đấy chứ, cũng hay ho lắm chứ. Tất nhiên đây là công việc của các nhà văn hóa, các nhà giáo dục. Còn tôi chỉ là nhà tình dục, tôi cứ quăng “lồn” ra đấy cho các ông ấy [nhà văn hóa, nhà giáo dục] muốn sắp xếp vào đâu thì xếp (cười).

Phóng viên: Xin cảm ơn tiến sĩ vì một buổi nói chuyện cởi mở và thú vị.

Tiến sĩ: Không có gì, đàm đạo về lồn công nhận mệt vãi cả lồn.

http://www.tinnhandep.com/2015/02/lon-la-gi.html