Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

CHUYỆN BẾP NÚC




Suốt một tuần long đong chừ mới được một sáng thong dong “lo” chuyện bếp núc. Đẩn một tô phở to do vợ nấu, sáng mắt sang lòng rồi mềnh mới có dịp nhòm lại khu vực chuyên chăm lo cho cái bao tử này. Ra thế, khoa học công nghệ là thế đấy, hiện đại thế, hoành cháng thế. Chả bù cho ngày xưa…

Ngày xưa mạ mềnh kê ba cục gạch sau hồi nhà làm cái bếp, nhiên liệu là mọi thứ rơm rạ, lá khô nhặt nhạnh trong vườn. Nhà quê mềnh ngày ấy sao hiếm hoi chất đốt đến thế, lâu lâu mạ mới mua được một gánh củi chẻ ra để dành trong bếp, chỉ dùng đến khi cần thiết. Bởi thế, trẻ con làng mềnh đứa nào cũng quen với động từ “mót củi”, ngoài giờ học mềnh bưng cái rổ đi hết hang cùng ngõ hẻm trong làng để mót củi, đúng ra là mót bất cứ cái gì có thể đút được vào bếp, đôi khi chỉ vì giành nhau một chiếc đũa tre mà đánh nhau sứt đầu mẻ trán…

Cũng bởi vì thế, mỗi khi nấu nướng là phải ngồi trực bên bếp cho xong bữa chứ làm gì có chuyện hẹn giờ tự động như bây giờ, sơ sểnh một chút là lửa tắt hoặc cháy khét, nấu xong bữa cơm đôi khi hai lỗ mũi đen thui muội than…Nhà chỉ có hai mạ con, mềnh thường được mạ phân công nhen lửa (nhóm bếp) cho bà nấu nướng. Công việc này xem thế mà không đơn giản tí nào, nhất là những hôm mưa gió ướt át, có khi loay hoay cả buổi mà mềnh không sao làm cho lửa bén vào mấy thanh củi đươc, đành ngồi khóc hu hu, hi hi…

May mà làng mềnh có nhiều nhà làm nghề làm bún bánh, các lò làm bún bánh thường phải đỏ lửa suốt ngày. Thế là mềnh lại thêm cái nghề đi “xin lửa” (quê mềnh gọi là lã). Thay vì nhóm bếp mềnh chỉ việc cầm cái bát vỡ qua nhà hàng xóm xin mấy cục than hồng về, mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn hẳn. Xin mãi một nhà cũng ngại, mềnh đi xách đít một vòng các nhà xung quanh, hết lượt thì bắt đầu lại từ nhà đầu tiên.

Tuy nhiên có một sự cố mà sau đó mềnh quyết định bỏ hẳn, không hành nghề xin lã nữa. Ấy là lần mềnh xin lã nhà ông chắt Lức, vừa vào nhà mềnh bắt gặp ngay vơ chồng ả Liên, con gái đầu của ông chắt Lức, đang chơi trò vợ chồng trên giường. Thay vì rút lui trong trật tự thì mềnh, cái thằng con nít nhà quê khi ấy cứ tay cầm khư khư cái bát vỡ say sưa đứng nhìn cứ như lần đầu được vào sở thú, hi hi. Cực chẳng đã, ả Liên thò mặt ra khỏi chăn bảo, mi đi xin lã thì cứ xuống bếp mà lấy hự…hự… Sực tỉnh, thay vì xuống bếp thì mềnh chạy một mạch về đi kể khắp xóm làng rằng cái bọn sở thú nó vật nhau ra làm sao, he he…Chả biết ả Liên tố cáo thế nào mà mềnh bị mạ nện cho một trận đòn ra trò. Từ đó mềnh tuyên bố bỏ hẳn màn đi xin lã.

Cứ giả sử trời đất cho mạ sống lại rồi đặt vào căn bếp bây giờ thì có lẽ mạ cũng bó tay. Từng bếp núc một thời khói bụi, chừ làm sao mạ có thể thao tác với mớ máy móc sặc mùi…điện tử kia. Các bà nội trợ bây giờ cứ như nghệ sỹ đang chơi đàn trong bếp, bấm nút nọ, vặn nút kia, máy móc chạy vù vù, chuông báo hiệu kêu kính coong. Các bà có thể vừa nấu nướng vừa buôn điện thoại, thậm chí lại vừa theo dõi một bộ phim Hàn đang đến hồi lâm li bi đát. Nhoáng một cái là xong hết cả, cơm ngon, canh ngọt, chiên xào, hấp nướng...

Nhanh đến thế, sạch sẽ đến thế, tiện lợi đến thế. Nhưng nhìn thế thôi, mềnh chưa bao giờ tìm được bữa cơm nào ngon như những bữa cơm của thời rơm rạ. Đơn giản lắm, sơn hào hải vị có thể đầy ra đấy nhưng làm sao có được mạ bây giờ. “Không chi ngon bằng cơm với cá, không chi sướng bằng mạ với con”, ngày xưa mạ đã chẳng thường nói với con như vậy là gì…
 

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

SỐNG CHẾT MONG MANH...




Chả hiểu cơn cớ gì mà dạo này mình lại thích tìm hiểu về cái sự chết, xem nó mặt mũi ngang dọc thế nào, xem nó là cái thá gì mà ai cũng sợ đến thế.
Thực ra thì thời sinh viên ở Huế mình đã từng "đánh bạn" với nó rồi. Thời ấy, mỗi lần xỏ găng bắt đầu cho một trận tỉ thí là mình lại nghĩ xong trận này quá lắm là phải vào hòm cho người ta khiêng đi chôn là cùng chứ gì. Lạ là những trận ấy mình đấu đá tưng bừng khói lửa, đã chẳng bị dính đòn gì đáng kể mà trái lại đối thủ lại sợ mình chết khiếp. Cám ơn cái thằng bạn tốt ... chết tiệt, hi hi.

Xem thử Krishnamurti nói gì nào: "Cũng như sống, chết chắc chắn phải là một cái gì đó phi thường. Đời sống là một tổng thể...Và để hiểu cái chết, chúng ta phải hiểu tổng thể cuộc sống, chứ không phải tách ra một mảnh rồi sống với cái mảnh rời rạc đó như hầu hết chúng ta làm. Ngay trong sự hiểu về cuộc sống có sự hiểu về cái chết, vì cả hai không thể tách rời nhau". Ừ nhỉ, hèn chi mà nhân loại khổ thế, cứ đòi tách ra, cứ muốn chấp nhận ngày chứ không chấp nhận đêm, chỉ chấp nhận cái nửa "sống" chứ kiên quyết không chấp nhận nửa "chết". Nhưng, cái lý tình tang là ở chổ, dù có không chấp nhận thì rồi cuối cùng cũng chết, mà chết trong giãy dụa mới điên chứ, hi hi.

Giờ thử tham khảo Osho xem, "Nếu cái chết mà xấu, điều đó có nghĩa là toàn bộ cuộc sống của bạn đã bị phí hoài. Cái chết nên là sự chấp nhận an bình, một lối đi đáng yêu vào cái không biết, một lời chào tạm biệt vui vẻ với những người bạn cũ, với thế giới cũ. Không nên có thảm kịch nào trong đó". Ua chầu! Đáng yêu quá, dễ thương quá!

Trong cơn hưng phấn, mình lật "Ngọn núi ảo ảnh" của bác Hoàng Phủ Ngọc Tường ra kết một cái luận: "Mặc dù các em gái xinh đẹp luôn luôn che miệng cười, tôi đoan chắc rằng, con người sẽ sống đỡ ngu xuẩn hơn, chừng nào hắn còn biết dành ít thì giờ để tò mò về cái chế, cái chết của chính hắn.

Không, mình dứt khoát không chịu sống ngu xuẩn, cái chết muôn năm! He he he.

Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

CHUYỆN CÁI ĐẦU…GIƯỜNG






Nguyên cái giường thì hẳn là có nhiều chuyện để nói rồi, hãy cứ quan tâm đến cái đầu giường cái 
đã, he he.

Ngang qua cái phòng cô con gái thấy nó trang trí cái đầu giường trông vui mắt, sinh động đáo để, cơ man là hình ảnh cắt dán, thú nhồibông các loại, đủ màu sắc, đủ kích cở. Chợt nhớ lại thời trẻ con, trên cái giườnggỗ ọp ẹp mình biến cái đầu giường thành cái kho để hằm bà lằng các loại đồ chơicon trẻ nhà quê một thuở.


Mình vốn ham chơi lêu lổng từ bé, chả có trò gì củacon nít nhà quê thời ấy mà mình không tham gia, chơi khăng, đánh đáo, súng caosu, chọi vụ (con vụ)…thôi thì đủ cả. Hồi ấy làm gì có tủ kệ như bây giờ, đichơi về là tiện tay vứt hết “đồ nghề” lên đầu giường, sợ mạ tịch thu thì giở chiếc chiếu lên nhét đồ chơi xuống dưới, thế thôi. Nhớ có lần, mình còn để luôncả thẩu cá lia thia (cá đuôi cờ) lên đầu giường, tối ngủ say khua khoắng thếnào đánh đổ thẩu cá, sáng mở mắt đã thấy chú cá cưng nằm dưới chân giường bị lũkiến bu kín, mính tiếc đứt ruột mất mấy ngày.


Đến tuổi học cấp hai thì ngoài đồ chơi, đầu giườngcòn có sách. Ông anh đi công tác xa thỉnh thoảng về mang theo mấy cuốn truyện, mình vớ lấy ngấu nghiến, lâu dần thành nghiện.Đó là thú tiêu khiển sang trọng nhất của mình thời ấy. Thói quen đọc theo qua thời cấp ba, sinh viên, rồi mãi tới bây giờ. Cái đầu giường không thể thiếu sách.


Kịp đến cái tuổi thanh niên sung sức, biết đu đưagái gú rồi vợ con, đầu giường kiêm thêm nhiệm vụ “sex store” với một vài món “đồchơi” phục vụ cho cái nhu cầu thổ tả mà rất đỗi thiêng liêng của phần “con” yêudấu. Hăm bốn trên hăm bốn, cứ khi nào ba máu sáu cơn trỗi dậy là đầu giường lại ngoan ngoãn cung cấp phương tiện ngay, không chậm trễ giây nào, hi hi…


Hôm qua, sau một ngày tất tả ngược xuôi vì cái nhiệmvụ khốn khổ của đời người gói tròn trong hai chữ “mưu sinh”, tối leo lên giường mình đã mệt lả, người đau như dần từ đầu đến chân, cứ như vừa mới bị tra tấn. Mụvợ bèn huy động các loại dầu xoa bóp thật lực cho mình. Có khi do cái diện tíchmặt ngoài không nhỏ, công với da thịt mình chẳng mềm mại gì nên xong việc đếnlượt nàng mệt quá nằm vật ra kêu nhức mỏi. Thế là đến lượt mình phải bò dậy làmcái việc tương tự cho đối tác.
Giở cái đầu giường lên mình mới tá hỏa, đồ chơi củatuổi xế chiều đây ư? Vô số các loại dầu gió xanh đỏ cứ như cửa hàng dược. Thôithì đủ loại chai lọ màu sắc, nhãn hiệu từ Mã đến Sing từ Thái đến Tàu, có cả mấychai nước gì màu bả trầu mà vợ giải thích là thuốc gia truyền mua tận Chợ lớn chuyên trị thấp khớp.


À thì ra thế, một thời trẻ trai hăm hở trôi qua trênđầu giường, tà tà bóng ngã về tây, nay tuổi già cũng ân cần thăm hỏi ta từ chínhcái đầu giường, đợi một ngày đẹp giời đến lượt chân giường sẽ khép kín cái vòngtròn trên phận người thân ái. 


Có sao đâu nhỉ, những thứ “không hẹn mà đến” hôm nào rồi cũng có ngày “không chờ mà đi”, “mệt quá đôi chân này” thì “tìm đế chiếc ghếnghỉ ngơi”, còn “mệt quá thân ta này” là lúc “nằm xuống với đất muôn đời”, TrịnhCông Sơn bảo thế, rứa thôi.


Hi vọng đến lúc đó mình còn đủ thời gian và sức lực đểviết tiếp câu chuyện về nguyên cả cái giường, hi hi hi…

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Trịnh Công Sơn: Xin cho tôi...

Kỷ niệm 13 năm ngày ông qua đời, cũng định viết vì tình cảm với người nhạc sĩ mà mình yêu thích không ngờ cũng được cái xuất sắc, hi hi.
-----------------------------------------------------------------



Xin - cho là chuyện vẫn diễn ra hằng ngày của nhân loại ở đời. Chẳng biết tự khi nào, có lẽ là từ khi nhận thấy thế giới này chưa được hoàn thiện, thiên hạ bèn tìm cách xin để bổ khuyết cho cái phần chưa hoàn thiện kia. Xin cái gì? Cũng tùy người, kẻ tham lam xin bất cứ cái gì miễn là có lợi cho mình, người có trái tim yêu thương xin những gì mang đến hạnh phúc cho tha nhân. Cứ cho tôi biết bạn xin cái gì, tôi sẽ cho biết bạn là ai.

Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ suốt thời gian rong chơi cõi tạm cũng từng xin. Ông xin cái gì? Trước tiên lại phải trả lời câu hỏi, Trịnh Công Sơn là ai? Thật là phù phiếm khi tôi lại gán cho ông thêm một định nghĩa nữa. Trong tác phẩm Trịnh Công Sơn một nhạc sĩ thiên tài, Bửu Ý đã liệt kê gần ba mươi định nghĩa mà người ta gán cho ông. Với tôi, nghe và hát Trịnh Công Sơn bao năm nay điều đọng lại về ông chính là một nhạc sĩ của tình yêu. Cứ như chất liệu làm nên trái tim ông là tình yêu, cứ như quanh ông luôn tỏa ra một trường yêu thương bất tận.
Thế thì Trịnh Công Sơn còn xin gì nữa nếu không phải là yêu thương? Ông yêu tất cả mọi thứ gặp phải trong cái trường yêu thương bất tận ấy, quê hương, con người, thiên nhiên, cây cỏ... Thực ra, thật khó mà phân định rạch ròi, tình yêu quê hương cũng chính là tình yêu đồng loại, thiên nhiên, đất trời. Tất cả đan xen, hòa quyện, lắng đọng bên nhau không hề có ranh giới rạch ròi. Trịnh Công Sơn đơn giản gọi tất cả là "đời", ở đó ông tự thấy mình "yêu quá đời này", ở đó ông chỉ biết nói lời tạ ơn, dù đến rồi đi.
Quê hương - hai tiếng thân thương gần gụi ấy đối với ông đôi khi là "một trời mưa bay", là "đồi thông nắng đầy", đơn sơ góc phố, hay chỉ là một chiếc lá thu phai. Hãy bắt đầu hành trình yêu thương cùng ông từ một con đường, con đường thong dong "một ngày cầu xin thong dong con đường" (Vẫn nhớ cuộc đời). Chưa cần phải đi đâu vội, cứ đứng yên đấy mà chiêm ngưỡng nét đẹp quê hương hiện ra từ một chiều hoàng hôn "xin đứng yên trong chiều lao xao từng bóng hoàng hôn" (Tình xót xa vừa). Mà đâu chỉ có hoàng hôn, người nghệ sỹ còn muốn nối rừng núi với biển xa, nối từ đêm tới ngày "xin ngủ dưới vòm cây,... xin chờ những rạng đông" (Ru ta ngậm ngùi). Sống giữa cuộc đời còn đầy sân hận này mới thấy tình cảm yêu quê hương, yêu đồng loại của Trịnh Công Sơn tinh khôi và đáng quý biết bao. Ông không hề xin một tí lợi danh nào cho bản thân, mọi mong ước của ông đều chỉ dành cho quê hương thần thoại. Ông "xin có một ngày ngồi thong dong" chỉ để "trao đến mọi loài chút tình tôi" (Như tiếng thở dài). Ông ngồi đó thong dong hướng về quê hương nhọc nhằn gian khó mà xin cho mưa thuận gió hòa, "xin cho bốn mùa đất trời lặng gió" (Hoa vàng mấy độ), "xin hãy cho mưa qua miền đất rộng" (Diễm xưa).
Chứng kiến cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn xương tan thịt nát, bất lực nhìn quê hương bị cày xới với bao người dân lành vô tội phơi thây trên ruộng đồng, người nghệ sĩ với trái tim đau chỉ còn biết ngửa mặt lên trời xin đôi bên quên đi thù hận "thù hận xin quên, đây quê hương mình" (Lại gần với nhau). Nhưng nào có ai nghe lời cầu xin của người nghệ sĩ, trong những cái đầu nóng kia chỉ đầy ắp súng đạn và bạo lực, mặc cho ông miệt mài "xin cho đêm không có đạn bay", "cho tôi đi nâng dậy hòa bình" (Xin cho tôi). Quê hương với tình yêu bao la của mẹ, với bước chân trẻ thơ rộn ràng là thế bỗng trở nên xa ngái trong khói lửa chiến tranh, để Trịnh Công Sơn xót xa thêm một lần "xin tay mẹ nồng nàn, cho tôi nghe chân trẻ rộn ràng. Cho quê hương giấc ngủ thật hiền" " (Xin cho tôi).
Thân thể quê hương cũng như thân thể một con người. Không ai có thể yêu thương với một cái tâm bấn loạn, thân thể chỉ có thể ban phát tình yêu trong sự bình yên, tĩnh lặng. Trịnh Công Sơn cũng thế, khi quê hương có được "giấc ngủ thật hiền" ông nhận ra rằng "từ đó tôi yêu em" (Xin cho tôi).
Quê hương là em và em cũng là quê hương, cũng như em là tôi và tôi cũng là em vậy. Với trái tim chan chứa yêu thương của mình Trịnh Công Sơn dành trọn tình yêu cho em không hề vụ lợi, không định chiếm đoạt điều gì. Mọi thứ ông vẫn chỉ dành cho em rất chân thành "xin cho tay em còn muốt dài", "xin chân em qua từng phiến ngà, xin mây xe thêm màu áo lụa" (Còn tuổi nào cho em). Phần mình, ông chỉ rón rén "xin cho về trọ gần nhau" (Ở trọ), hay đơn giản chỉ "xin làm quán trọ buồn chân em ghé chơi". Mà nếu em có đành đoạn ra đi thì Trịnh Công Sơn cũng tình nguyện "xin làm đá cuội mà lăn theo gót hài" (Biết đâu nguồn cội).
Trong "Trịnh Công Sơn một người thơ ca một cõi đi về", tôi thích một đoạn Anh Ngọc viết về Trịnh Công Sơn như thế này: "Con người ấy sinh ra để mà yêu và từ yêu thương lại sinh ra tất cả. Bởi yêu thương con người - từng con người một, bé nhỏ và mong manh - mà dẫn đến yêu thương dân tộc, yêu thương nhân dân, và yêu thương cả nhân loại". Trịnh Công Sơn từng "xin cho tôi nguyên vẹn hình hài" chỉ để "cho tôi nghe lời hát cỏ cây", nhưng nay trái tim ông đã ngừng đập, hình hài của ông đã không còn nguyên vẹn mà tan theo cát bụi. Tuy nhiên cái chết đối với ông có lẽ chẳng lạ lùng gì. Thậm chí ông còn hình dung ra cái ngày "tôi phải đi, tay chia ly cùng đời sống này". Đến cả lúc ấy, ở bên kia thế giới, ông vẫn còn lắng nghe đất đá tự tình "xin được xin nằm yên, đất đá hân hoan một miền" (Rơi lệ ru người). Tôi tin rằng ở cõi vĩnh hằng ông vẫn còn đau đáu với tình yêu quê hương. Trái tim ông ngừng đập nhưng trường yêu thương từ đó vẫn lan tỏa như một thứ ánh sáng nhật nguyệt có thể cứu chuộc thân phận như ông hằng mong mỏi.

http://motthegioi.vn/van-hoa-giai-tri/nhac-trinh-trong-toi/trinh-cong-son-xin-cho-toi-56726.html





Lễ trao giải 'Nhạc Trịnh trong tôi': Ấm áp nơi căn nhà số 47C

Sau gần 1 tháng phát động, sáng nay (1.4), Lễ trao giải cuộc thi viết bài cảm nhận Nhạc Trịnh trong tôi đã diễn ra tại nhà lưu niệm cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (TP.HCM). 

Chủ trì buổi trao giải ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh (em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) cùng gia đình đã trao giải cho 7 cây viết xuất sắc nhất được Ban giám khảo là những người có chuyên môn cao như: Nhà báo Nguyễn Công Khế, nhà báo Nguyễn Trọng Chức, nhà báo Lê Thanh Phong, nhà thơ Nguyễn Duy xem xét và tuyển lọc, dựa trên hàng trăm bài cảm nhận gửi về cho Báo Một Thế Giới tham dự cuộc thi Nhạc Trịnh trong tôi. 
Theo đó, đã có 3 bài viết xuất sắc nhất được trao cho: 
Trịnh Công Sơn, xin cho tôi (Tác giả Nguyễn Quốc Túy – Lâm Đồng)
Chiều trên quê hương tôi (Tác giả: Hoàng Quang Hiển – TP.HCM)
Tôi chọn Huế vì Trịnh (Tác giả: Hoàng Phương Thảo – Hà Nội)
https://www.youtube.com/watch?v=jHZZqTuVKtI

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Khoảnh khắc 'khó đỡ' của tình yêu


 
 Bất chấp song sắt.
 
 Hàng rào cũng không ngại.
 
 Ngoại hình khác biệt không phải là vấn đề.
 
 Không bao giờ là quá muộn.
Tuổi tác không phải là cản trở.
 
 Những giây phút nghịch ngơm.
 
 Và "toan tính".  

Theo Kiến Thức

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Câu chuyện hạnh phúc: "Rơi xuống giếng"






3f1df5d2.gif
Chúc Mừng năm mới Giáp Ngọ 


Câu chuyện hạnh phúc:
Rơi xuống giếng
***














***
st

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

CHỒI XUÂN

Cơ man là chồi non lộc biếc mà  Xuân của đất trời ban tặng từ núi rừng Lang Biang . Mới hiểu được vì sao lại có phong tục hái lộc đầu xuân, mơn mởn, tươi non và tràn đầy nhựa sống đến thế..
 photo


photo
photo
photo
photo
photo
photo
photo
photo

photo
photo




Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Những màn giao phối tập thể kinh điển trong tự nhiên

 Tuyệt vời! So với thiên nhiên muôn màu thì con người chỉ là những anh học trò ngu ngốc một cách thảm hại, hi hi...

Giống như con người, những loài động vật cũng có nhiều tư thế sex đặc biệt. Điển hình là màn giao phối tập thể của bọ cánh cứng Chauliognathus lugubris.
sex, tự nhiên, ong bắp cày, hút mật, kiến
Bọ cánh cứng Chauliognathus lugubris thường "rủ nhau" sex tập thể.
sex, tự nhiên, ong bắp cày, hút mật, kiến
Cấu tạo mai cứng không ảnh hương đến khả năng làm "chuyện ấy" của rùa cánh cứng Palmetto (Hemisphaerota cyanea).
sex, tự nhiên, ong bắp cày, hút mật, kiến
Ruồi gỉ (có tên khoa học là Loxocera cylindrica) với tư thế sex truyền thống.
 
sex, tự nhiên, ong bắp cày, hút mật, kiến
Loài bướm Hyalophora cecropia thực hiện màn giao phối bên cạnh kén của con cái.
sex, tự nhiên, ong bắp cày, hút mật, kiến
Kiến Rover làm tình theo tư thế ngược.
sex, tự nhiên, ong bắp cày, hút mật, kiến
Kiến cắt lá, có tên khoa học là Acromyrmex versicolor có lẽ là loài có màn "yêu" độc đáo nhất khi vừa "tập thể" vừa di chuyển xoay tròn như trái bóng.
Sâu đục thân Phlox.
sex, tự nhiên, ong bắp cày, hút mật, kiến
sex, tự nhiên, ong bắp cày, hút mật, kiến
Màn "mây mưa" của loài đom đóm.
sex, tự nhiên, ong bắp cày, hút mật, kiến
Bọ ngựa Trung Quốc (Tenodera sinensis) "sex" theo kiểu khá ngược khi con cái giữ quyền chủ động, dụ dỗ con đực.
sex, tự nhiên, ong bắp cày, hút mật, kiến
Ong bắp cày Philanthus vừa làm tình vẫn có thể hút mật.
(Theo Dân Việt)