Suốt một tuần long đong chừ mới được một sáng thong dong “lo”
chuyện bếp núc. Đẩn một tô phở to do vợ nấu, sáng mắt sang lòng rồi mềnh mới có
dịp nhòm lại khu vực chuyên chăm lo cho cái bao tử này. Ra thế, khoa học công
nghệ là thế đấy, hiện đại thế, hoành cháng thế. Chả bù cho ngày xưa…
Ngày xưa mạ mềnh kê ba cục gạch sau hồi nhà làm cái bếp, nhiên
liệu là mọi thứ rơm rạ, lá khô nhặt nhạnh trong vườn. Nhà quê mềnh ngày ấy sao hiếm
hoi chất đốt đến thế, lâu lâu mạ mới mua được một gánh củi chẻ ra để dành trong
bếp, chỉ dùng đến khi cần thiết. Bởi thế, trẻ con làng mềnh đứa nào cũng quen với
động từ “mót củi”, ngoài giờ học mềnh bưng cái rổ đi hết hang cùng ngõ hẻm
trong làng để mót củi, đúng ra là mót bất cứ cái gì có thể đút được vào bếp,
đôi khi chỉ vì giành nhau một chiếc đũa tre mà đánh nhau sứt đầu mẻ trán…
Cũng bởi vì thế, mỗi khi nấu nướng là phải ngồi trực bên bếp cho
xong bữa chứ làm gì có chuyện hẹn giờ tự động như bây giờ, sơ sểnh một chút là
lửa tắt hoặc cháy khét, nấu xong bữa cơm đôi khi hai lỗ mũi đen thui muội than…Nhà
chỉ có hai mạ con, mềnh thường được mạ phân công nhen lửa (nhóm bếp) cho bà nấu
nướng. Công việc này xem thế mà không đơn giản tí nào, nhất là những hôm mưa
gió ướt át, có khi loay hoay cả buổi mà mềnh không sao làm cho lửa bén vào mấy
thanh củi đươc, đành ngồi khóc hu hu, hi hi…
May mà làng mềnh có nhiều nhà làm nghề làm bún bánh, các lò làm
bún bánh thường phải đỏ lửa suốt ngày. Thế là mềnh lại thêm cái nghề đi “xin lửa”
(quê mềnh gọi là lã). Thay vì nhóm bếp mềnh chỉ việc cầm cái bát vỡ qua nhà
hàng xóm xin mấy cục than hồng về, mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn hẳn. Xin mãi
một nhà cũng ngại, mềnh đi xách đít một vòng các nhà xung quanh, hết lượt thì bắt
đầu lại từ nhà đầu tiên.
Tuy nhiên có một sự cố mà sau đó mềnh quyết định bỏ hẳn, không
hành nghề xin lã nữa. Ấy là lần mềnh xin lã nhà ông chắt Lức, vừa vào nhà mềnh
bắt gặp ngay vơ chồng ả Liên, con gái đầu của ông chắt Lức, đang chơi trò vợ chồng
trên giường. Thay vì rút lui trong trật tự thì mềnh, cái thằng con nít nhà quê
khi ấy cứ tay cầm khư khư cái bát vỡ say sưa đứng nhìn cứ như lần đầu được vào
sở thú, hi hi. Cực chẳng đã, ả Liên thò mặt ra khỏi chăn bảo, mi đi xin lã thì
cứ xuống bếp mà lấy hự…hự… Sực tỉnh, thay vì xuống bếp thì mềnh chạy một mạch về
đi kể khắp xóm làng rằng cái bọn sở thú nó vật nhau ra làm sao, he he…Chả biết ả
Liên tố cáo thế nào mà mềnh bị mạ nện cho một trận đòn ra trò. Từ đó mềnh tuyên
bố bỏ hẳn màn đi xin lã.
Cứ giả sử trời đất cho mạ sống lại rồi đặt vào căn bếp bây giờ
thì có lẽ mạ cũng bó tay. Từng bếp núc một thời khói bụi, chừ làm sao mạ có thể
thao tác với mớ máy móc sặc mùi…điện tử kia. Các bà nội trợ bây giờ cứ như nghệ
sỹ đang chơi đàn trong bếp, bấm nút nọ, vặn nút kia, máy móc chạy vù vù, chuông
báo hiệu kêu kính coong. Các bà có thể vừa nấu nướng vừa buôn điện thoại, thậm
chí lại vừa theo dõi một bộ phim Hàn đang đến hồi lâm li bi đát. Nhoáng một cái
là xong hết cả, cơm ngon, canh ngọt, chiên xào, hấp nướng...
Nhanh đến thế, sạch sẽ đến thế, tiện lợi đến thế. Nhưng nhìn thế
thôi, mềnh chưa bao giờ tìm được bữa cơm nào ngon như những bữa cơm của thời
rơm rạ. Đơn giản lắm, sơn hào hải vị có thể đầy ra đấy nhưng làm sao có được mạ
bây giờ. “Không chi ngon bằng cơm với cá, không chi sướng bằng mạ với con”,
ngày xưa mạ đã chẳng thường nói với con như vậy là gì…
:) câu chuyện chia sẻ rất hay và vui vẻ. cảm ơn bạn rất nhiều vì đã chia sẻ. Mong rằng bạn sẽ chia sẻ nhiều hơn nữa những câu chuyện về ẩm thực, những câu chuyện đời thường về gia đình: Khóa học bán hàng online, Khóa học facebook marketing, Khóa học quảng cáo google, Khóa học Seo Website, Học marketing, Học marketing online, Khóa học marketing online, Khóa học marketing, khóa học digital marketing, Học marketing ở đâu, Học digital marketing, Marketing facebook, Marketing căn bản, Học seo, facebook ads, facebook web, seo web, marketing là làm gì, .....................
Trả lờiXóa