Thái tử Tất
Đạt Đa – sau này
chính là
đức Phật, có đứa
con trai duy nhất
là La Hầu La khi
chưa xuất gia.
Song, ít ai biết
rằng sau khi đạt
Chính Đẳng
Chính Giác, đức
Phật đã trở thành
thầy dạy dỗ rất
quan trọng cho con
trai của
mình trong hầu hết
quãng đời niên
thiếu của con
Ngài. Kể từ khi La
Hầu La lên bảy
tuổi, Ngài đã là
một người cha rất
mực mô phạm: La
Hầu La đã đạt được
giác ngộ
viên mãn khi mới
tròn 20 tuổi. Vậy,
chúng ta hãy tự
hỏi, đức Phật là
một người
cha như thế nào?
Phương pháp dạy
con của Ngài ra
sao? Làm thế nào
một bậc giác
ngộ trao truyền
những giá trị tâm
linh của mình cho
con cái?
Kinh điển
không đề cập nhiều
đến mối
quan hệ cha-con
giữa đức Phật và
La Hầu La, nhưng
đâu đó có để lại
những dấu hiệu
thú vị đáng lưu ý
về việc đức Phật
đã dẫn dắt con
mình như thế nào
trên con đường
trưởng thành. Mặc
dầu trước các kinh
điển này đã có
những mẩu chuyện
nói về việc
La Hầu La đã trở
thành đồ đệ của
đức Phật như thế
nào, nhưng phần
lớn những chi
tiết này nằm trong
ba bài pháp mà nếu
ta gom cả lại với
nhau, thì đó chính
là một
tiến trình liên
tục của con đường
dẫn tới giác ngộ:
lúc La Hầu La bảy
tuổi, đức
Phật dạy cho con
về đạo đức; lúc La
Hầu La 10 tuổi,
đức Phật dạy cho
con thiền;
và lúc 20 tuổi,
Ngài dạy về tuệ
giác giải thoát.
Quá trình trưởng
thành của La
Hầu La, vì vậy, đi
đôi với tiến trình
giác ngộ của Đức
Phật.
Đạo Đức
Câu
chuyện đầu tiên kể
về La Hầu La
được Đức Phật dạy
về lòng chính trực
(integrity) như
thế nào. Lúc lên
tám tuổi,
La Hầu La đã có
lần nói dối. Bài
Kinh Giáo Giới La
Hầu La trong Trung Bộ Kinh, 61, kể
rằng sau khi tọa
thiền xong, Đức
Phật đến tìm con.
La Hầu La lấy ghế
mời cha ngồi,
rồi mang đến một
thau nước cho cha
rửa chân theo như
phong tục thời ấy.
Sau khi
rửa chân xong, Đức
Phật hỏi:
“Này,
La Hầu La, con
có thấy chút
nước còn lại
trong cái thau
này không?”
“Dạ,
con có thấy”
– La Hầu La thưa.
“Đời
của một người tu
cũng chỉ đáng
bằng một chút
nước này thôi,
nếu như người đó
cố
tình nói dối.”
Sau đó,
Đức Phật hất đổ
hết nước trong
thau ra và nói: “Đời
của một người tu
cũng đáng vất bỏ
đi như vầy, nếu
như người đó cố
tình nói dối.”
Xong,
Đức Phật lật cái
thau úp xuống
và nói: “Đời
của một người tu
sẽ trở nên
đảo lộn như vầy,
nếu như người đó
cố tình nói dối.”
Và, để
nhấn mạnh thêm
nữa, Đức Phật lật
ngửa cái thau trở
lại và nói: “Đời
của một
người tu cũng
trở nên trống
rỗng như cái
thau này, nếu
như người đó cố
tình nói
dối.”
Sau đó
Ngài dạy con: “Đối
với một người cố
tình nói dối,
không có
một tội lỗi xấu
xa nào mà người
đó không thể
làm. Vì vậy, La
Hầu La, con hãy
tập
đừng bao giờ nói
dối, cho dù đó
là một lời nói
đùa.”
Câu
chuyện trên đây
nhắc nhở rằng
những
lời la mắng giận
dữ với con cái
thực ra chỉ có sức
mạnh mà không có
nội lực. Đức
Phật đã rất bình
tĩnh, chọn thời
điểm đúng lúc để
dạy con mà không
trừng phạt
hay nổi giận với
con.
Sau bài
thuyết giảng ngắn
mà nghiêm
khắc, rõ ràng về
việc nói dối đó,
đức Phật đã chỉ
dẫn con làm sao để
suy xét mọi
hành động của
mình.
Ngài hỏi
– “Cái gương
dùng để làm gì?
“Bạch
Đức Thế Tôn,
gương dùng để
soi” – La
Hầu La đáp.
Đức Phật
lại dạy:
“Trong
khi
chuẩn bị làm
điều chi bằng
thân, khẩu, ý,
con phải quán
chiếu: hành động
này có gây tổn
hại cho mình
hoặc cho kẻ khác
không. Nếu, sau
khi suy xét, con
thấy rằng hành
động đó sẽ có
hại, thì con hãy
đừng làm. Còn
nếu con thấy
rằng
hành động đó có
ích lợi cho con
và cho kẻ khác,
thì con hãy làm.”
Có thể
nhận ra rằng thay
vì dạy cho
con mình nhận biết
sự khác biệt tuyệt
đối giữa đúng và
sai, đức Phật đã
dạy cho
con suy gẫm về lợi
ích và có hại.
Điều này đòi hỏi
cả sự tự tri
(self-awareness)
lẫn lòng bi mẫn.
Đặt nền tảng của
đạo đức dựa trên
“có lợi”
hay “có hại” sẽ
giúp đời sống đạo
đức của ta khỏi
những khái niệm
trừu tượng và
những ý niệm chẳng
ăn nhập gì tới hậu
quả của việc ta
làm. “Có lợi” và
“có hại”
cũng giúp cho con
người nhận biết
mục tiêu của mình.
Những điều ta làm
sẽ trở
thành hoặc là
nghịch duyên, hoặc
là thuận duyên
trên con đường ta
đi.
Phương
pháp giáo hoá của
đức Phật đã gieo
vào tâm hồn con
trẻ những hạt
giống của lòng bi
mẫn, những hạt
giống của ý thức
về mỗi hành động
của ta sẽ ảnh
hưởng đến người
khác như thế nào.
Sức mạnh của sự
quán chiếu và lòng
từ bi sẽ không có
được nếu đứa trẻ chỉ
biết vâng theo
lời
của người lớn:
“Con hãy biết quán
chiếu, và hãy có
lòng từ bi!” Những
giá
trị này chỉ có thể
có được qua gương
của người khác,
nhất là của cha mẹ
đứa trẻ.
Đức Phật
cũng dạy cho La
Hầu La hãy
xem xét sau khi
làm một việc gì
đó, nó có gây tổn
hại gì không. Nếu
có, thì phải
đến gặp một người
có tuệ giác và sám
hối để tránh lặp
lại lỗi lầm trong
tương
lai. Đó là cách
hướng dẫn con trẻ
phát triển lòng
chính trực bằng
cách nhận ra
lỗi lầm của mình.
Và lòng chính trực
đó tuỳ thuộc rất
nhiều vào cách cha
mẹ soi
xét lỗi lầm của
con mình ra sao.
Cách hành xử của
cha mẹ ảnh hưởng
rất nhiều đến
sự phát triển đạo
đức của con trẻ:
nếu cha mẹ cho con
trẻ thấy được là
nó có thể
tin tưởng cha mẹ
chỉ muốn giúp cho
con mình trưởng
thành hơn là muốn
trừng phạt
con, thì con trẻ
sẽ trở nên thành
thật với cha mẹ
của chúng hơn.
Thiền
Định
Câu
chuyện thứ hai
trong Trung
Bộ
Kinh, 62
nói về việc Đức
Phật đã dạy thiền
cho La Hầu La ra
sao, nhằm phát
triển
nền tảng của nội
tâm. Lúc đó La Hầu
La được 10 tuổi.
Câu chuyện bắt đầu
lúc hai
cha con đang đi
thiền hành. Trong
lúc đi, La Hầu Ha
chợt thấy hãnh
diện về vẻ đẹp
của mình, và Đức
Phật đã đọc được
tư tưởng đó. Ngài
nói với con:”Nhìn
bằng con mắt của
tuệ giác, cái
thân này
không phải là
tôi (me), không
phải là của tôi
(mine), không
phải là tự ngã
của
tôi (myself).”
Đức Phật
đã dạy cho La Hầu
La tỉnh
giác về tưởng-hành-thức
đã tạo nên ý
niệm về tôi,
của tôi, và
tự ngã của tôi.
Nghe những lời dạy
này xong, La Hầu
La cảm thấy hổ
thẹn, lui về thiền
viện, và
không thiết gì đến
việc ăn uống suốt
ngày hôm đó.
Tâm lý
học về trẻ em cho
rằng ở vào lứa
tuổi này điều lo
nghĩ đến diện mạo
rất là quan trọng
cho tiến trình
phát triển
của các em về “cái
tôi” đi tìm kiếm
bản thân mình. Như
thế, có nên trách
cứ một
trẻ em ở vào lứa
tuổi này về những
ý tưởng phù du như
vậy hay không? Có
phải đức
Phật đã xen vào
tiến trình phát
triển bình thường
của con trẻ, thay
vì để chúng
tự khám phá?
Thật
ra, nếu không có
hiểu biết về
“cái tôi”, làm sao
một thiếu niên có
thể phát triển
thành một người
lớn với một
tâm lý thăng bằng?
Câu trả lời nằm ở
những gì Đức Phật
dạy con Ngài ở
đoạn sau
đây.
Sau
hôm đó, La Hầu La
đến xin cha dạy
cho mình phương
pháp thiền quán.
Trước hết, đức
Phật dùng thí dụ
để minh hoạ
làm sao để buông
xả trong lúc thiền
định. Ngài dạy:
“Con
phải thiền làm
sao giống như
đất vậy:
đất không cảm
thấy phiền vì
bất cứ một thứ
gì đổ lên đó. Vì
vậy, nếu con tập
thiền giống như
đất, con sẽ
không dính mắc
cảm
giác vui thích
hay không vui
thích về bất cứ
một điều gì. Hãy
thiền tập như
đất,
như nước, như
gió, và như lửa
để không còn bị
chi phối bởi
những cảm giác
vui
thích hay không
vui thích, và
như thế sẽ không
còn bị trói buộc
vào những gì cả.”
-
Này La Hầu La, con
hãy học cách
hành xử của ĐẤT.
Dù người
ta có đổ hay rải
lên đất những
thứ tinh sạch và
thơm tho như hương
hoa, nước ngọt,
sữa thơm.. hoặc
những thứ
hôi hám và dơ dáy
như máu mủ, nước
tiểu, phân rác..
thì đất cũng tiếp
nhận những
thứ ấy một cách
rất thản nhiên,
không vướng mắc,
cũng không oán hờn
...
Tại sao
? Tại
vì đất là địa đại
có dung tích rộng
lớn, có khả năng
tiếp nhận và
chuyển hoá. Nếu
tâm con rộng lớn
vô lượng như đất,
thì con cũng có
thể tiếp nhận và
chuyển hoá tất cả
mọi thứ bất như ý
và những
thứ ấy không thể
làm cho con khổ
đau được.
-
Này La Hầu
La,
con hãy học cách
ứng
xử của NƯỚC.
Dù
người ta có đổ
xuống nước những
chất
thơm tho ... hoặc
giặt rửa trong
nước những thứ dơ
bẩn, hôi hám... ,
thì cũng
không vì thế mà
nước bị vướng mắc,
hoặc cảm thấy oán
hờn, ...
Tại sao
? Tại vì
nước là thuỷ đại
có dung tích rộng
lớn, có khả năng
lưu chuyển, có thể
tiếp nhận
và chuyển hoá tất
cả những gì đã
tiếp nhận. Nếu tâm
con rộng lớn bao
la vô lượng
như nước, thì con
cũng có thể tiếp
nhận và chuyển hoá
tất cả mọi tất cả
mọi thứ
bất như ý và những
thứ ấy không thể
làm cho con khổ
đau được...
- Này La
Hầu La con hãy học
cách cư xử
của GIÓ:
- Gió có
thể tiếp nhận,
thổi và di
chuyển hoa mọi mùi
hương .. dù thơm,
dù thối mà không
bị vướng mắc, tự
hào, buồn
khổ, hay tủi
nhục...
Tại
sao? Tại
vì gió là phong
đại có dung tích
rộng lớn, có khả
năng di động phi
thường. Nếu
tâm con có khả
năng chuyển hoá và
di động, thì con
cũng có thể tiếp
nhận và chuyển hoá
tất cả mọi bất như
ý ... mà
kẻ khác trút lên
con và những thứ
ấy không thể làm
xáo trộn được sự
bình an và
hạnh phúc trong
con.
- Này La
Hầu La, con hãy
học cách hành
xử của LỬA.
Lửa có
thể tiếp nhận và
đốt cháy mọi
thứ , dù là những
cái xấu dơ bẩn...
, lửa cũng không
vì thế mà cảm thấy
tủi nhục
, buồn khổ, chán
chường.
Tại
sao ? Tại vì lửa
là hoả đại có
dung tích rộng
lớn, có khả năng
thiêu đốt và
chuyển hoá tất
cả nhưng gì
người
ta đem tới. Nếu
tâm con không kỳ
thị, không vướng
mắc, con cũng có
thể tiếp nhận
và chuyển hoá
tất cả mọi bất
như ý ... và
những thứ ấy sẽ
không thể nào
làm xáo
trộn hạnh phúc
và bình an trong
con.
Và
trước khi dạy cho
La Hầu La phép
quán niệm hơi thở,
Đức Phật dạy cho
con về quán tâm từ
như là một phương
thuốc
giải độc trừ khử
ác tâm, về tâm bi
để vượt thắng sự
tàn ác, về tâm hỷ
để thuần
phục những sự bất
toại nguyện, và về
tâm xả để ngăn
chặn những thương
ghét.
Sau
đó, Ngài mới bắt
đầu dạy cho con
phép quán niệm hơi
thở qua 16 giai
đoạn. Những giai
đoạn này chia làm
3 phần:
a) Tịnh
tâm và thân.
b) Nhận
biết thân tâm và
phát triển
tuệ giác.
c) Buông
xả.
Cuối
cùng, đức Phật lưu
lại một dấu ấn
đậm nét về giáo lý
của Ngài với La
Hầu La bằng cách
nhấn mạnh rằng qua
sự thực
tập ý thức từng
hơi thở của mình,
chúng ta sẽ có khả
năng nhận biết hơi
thở cuối
cùng của mình vào
giây phút cận tử
một cách hoàn toàn
bình thản.
Qua cách
thức đức Phật dạy
con phép
thở để nhận biết
thân tâm của mình,
có thể thấy đó
cũng là một phương
pháp để nhận
biết “cái tôi”
không thực. Và
phải chăng các em
thiếu niên ở mọi
thời đại hay
chấp vào “cái tôi”
của mình và có
nhiều ý niệm phân
biệt mình với kẻ
khác, bởi các
em không cảm thấy
thoải mái với
chính bản thân
mình và với người
khác? Thiết
nghĩ, cái chấp và
sự phân biệt ấy sẽ
không còn nữa nếu
các em cảm thấy an
vui
được với chính
mình cũng như
thoải mái với
người chung quanh.
Khi
giảng dạy thiền
cho thiếu niên,
có thể nhận thấy
rằng khả năng
thiền của các em
nhảy bực vào
khoảng 13-14 tuổi.
Có nhiều em có thể
nhập thiền rất
sâu, tuy rằng các
em không duy trì
được trạng
thái này lâu lắm.
Kinh nhgiệm đã cho
thấy rằng rất
nhiều người trẻ
dùng phương
pháp thiền định để
ổn định tinh thần
và tìm về sự thảnh
thơi an lạc giữa
những
thử thách của tuổi
mới lớn.
Kỳ thật,
thiền quán hơi thở
không chỉ
ích lợi cho các em
thiếu niên, mà nó
còn là cuộc hành
trình suốt đời.
Đức Phật
đã kết thúc bài
giảng của mình
bằng cách chỉ cho
La Hầu La thấy giá
trị của việc
tập quán niệm hơi
thở như thế nào
đối với giây phút
cuối cùng của cuộc
đời
mình.
Tuệ
Giác
Trong
bài pháp thứ ba
cuối cùng nơi Trung
Bộ Kinh - 147,
đức Phật đã hướng
dẫn La Hầu La trả
lời một loạt những
câu hỏi về
tuệ giác giải
thoát.
Khi La
Hầu La tròn 20
tuổi, Đức Phật
biết rằng con trai
của mình đã gần
đến bờ giải thoát.
Ngài đã làm một
việc hết
sức cảm động: Ngài
đi bộ cùng với con
vào sâu trong
rừng. Ngồi dưới
gốc một cây
đại thụ già cỗi,
Ngài đã hướng dẫn
La Hầu La một cuộc
pháp đàm rất kỹ về
thuyết
vô ngã. Đối với
một người đã đạt
đến trình độ tu
tập cao như La Hầu
La, thì những
tư tưởng nằm sâu
trong tiềm thức về
cái ngã là chướng
ngại cuối cùng của
sự giải
thoát.
Ngồi
nghe Đức Phật
giảng, La Hầu La
đã chứng đắc được
tính vô ngã của
vạn pháp, và đó
chính là nấc thang
cuối cùng
giúp La Hầu La đạt
đến sự giải thoát
trọn vẹn.
Thuyết
vô ngã của đức
Phật có thể khó
hiểu. Người ta rất
dễ ngộ nhận nó là
một triết thuyết
trừu tượng, mà
không thấy
được thực ra đó
chính là những lời
dạy rất thực tế về
việc làm thế nào
để tìm
thấy hạnh phúc
bằng cách buông xả
tất cả các chấp
mắc cực đoan là
nguồn gốc của
mọi bế tắc khổ
đau.
Việc đức
Phật dạy con về
thuyết vô
ngã trong rừng sâu
rất cần thiết. Bởi
cảm giác an lạc và
thảnh thơi mà
thiên
nhiên mang lại sẽ
giúp mình dễ thoát
ra được ý niệm về
ngã hơn so với khi
ở giữa
phố thị. Quán
chiếu về sự biết
mình (tự tri) và
buông xả trong khi
đọc một cuốn
sách về Phật pháp
ở trong nhà, là
rất khác so với
bên ngoài, dưới
một gốc cây, giữa
khung cảnh thiên
nhiên.
Trong
Phật giáo, giác
ngộ là hạnh
phúc lớn lao
nhất. Ước mong
rằng con cái của
chúng ta sẽ tìm
thấy sự an lạc,
thảnh
thơi, và an lành
nơi sự giác ngộ.
Và có lẽ, trên
con đường trở
thành người lớn,
mong rằng chúng
sẽ được dạy về
đạo đức, thiền
định, và tuệ
giác như La Hầu
La vậy.
The
Buddha as a
Parent
by Gil Fronsdal Email
Hihi...
Trả lờiXóaCái dzụ học được như (Đất, Nước, Gió, Lửa) là tự cái thân tứ đại của mình đã có sẵn ha? Chỉ cần lấy nó ra mà xài thôi!
Còn cái dzụ "Quán niệm hơi thở" làm chị liên tưởng tới một cái ẩn dụ: Đời người chỉ đo được bằng một hơi thở (khoảng cách của một hơi thở ra mà không thở được... vào}
Qua Túy đọc để... nhớ bài)
Phái nhất cái câu "Chỉ cần lấy nó ra mà xài thôi!". Hi hi, thân ta có nhiều cái cứ lấy ra mà xài lắm, chị hè?
XóaHay lắm
Trả lờiXóaVâng, giá như các ông bố bà mẹ đều dạy con được như thế.
Xóa