Thương tặng bạn bè quê choa
Trời mưa trời gió đùng đùng
Cha con ông Nùng đi gánh phân trâu.
Gánh về trồng bí trồng bầu
Trồng ngô trồng lúa trồng rau trồng cà…
(Ca dao)
Cha con ông Nùng đi gánh phân trâu.
Gánh về trồng bí trồng bầu
Trồng ngô trồng lúa trồng rau trồng cà…
(Ca dao)
Mới gõ được cái tít bài thì con bé đi ngang qua trông thấy kêu lên ôi chời chời ba viết gì không viết lại đi viết về cứt trâu, ghê! Hi hi…
Mà
cứt trâu thật. Cứt trâu theo đúng nghĩa đen…thui của nó chứ không văn chương bóng
bẩy gì, càng không phải chứng bệnh cứt trâu trên đầu trẻ sơ sinh.
Chuyện
là tháng trước lên công tác Đắc Lắc tình cờ thế nào lại gặp được Mường, thằng
bạn khá thân cùng làng cùng chòm cùng học với nhau suốt từ cấp một Quảng Thanh
đến cấp ba Ba Đồn. Làng Tân An mình có bốn chòm thì nhà mình và nhà thằng Mường
cùng ở Chòm Ba, cách nhau chỉ một lối xóm, ở nhà mình kêu to là nhà nó nghe
được. Chả phải vì gần nhà mà mình chơi thân với nó, đơn giản là vì nó hiền lành
dễ bảo, mình thì thấp bé nhẹ cân chỉ thích chơi với những đứa hiền lành để dễ
bề ăn hiếp, he he…
Nhà
nó đông anh em, lại nghèo, suốt thời đi học mình vẫn hay đèo nó đi học bằng xe
đạp. Mình có nhiều kỷ niệm với thằng Mường, có điều lạ là rất nhiều những kỷ
niệm ấy lại dính đến…cứt trâu, dậy mùi cứt trâu, hi hi…
Làng
quê thời ấy chẳng xa lạ gì với con trâu con bò. Nhà nông chí ít mỗi nhà cũng có
một con, không trâu thì bò, không bò thì trâu. Âm thanh xôn xao làng xóm từ
tinh mơ cho đến tối mịt chủ yếu cũng là tiếng trâu bò. Đến nỗi tiêu chuẩn trai
làng cũng được các cụ gắn với trâu: Trai
thì cày ruộng khiển trâu/ Gái thì phải biết bổ cau têm trầu…
Mà
thôi, chuyện trâu để khi khác bàn, bây giờ tập trung vào cứt trâu với thằng
Mường cái đã, he he. Trâu nhiều thì cứt trâu nhiều, hẳn rồi, bọn trâu bò làm gì
có toa lét, bạ đâu thì chúng bỉnh ra đấy. Không cần phải ra đồng, đường làng
ngõ xóm thi thoảng vẫn bắt gặp các anh (chị) trâu bò cong đuôi trả lại cho đời hậu
kiếp thum thủm của những vạt cỏ đồng quê xanh mướt. Nói thật, không biết có lẩn
thẩn hay không, đôi khi mình nghĩ làng quê Việt e sẽ mất đi hương sắc, e buồn hơn
biết bao nhiêu nếu thiếu vắng…cứt trâu.
Thời
mình học cấp hai Quảng Thanh, nhà trường có phong trào làm phân xanh để góp
phần tăng gia sản xuất. Mình còn nhớ nhà trường đào một cái hố rõ to rồi huy
động học sinh bứt lá xanh thả xuống. Hàng tháng hay hàng tuần gì đấy, bọn mình
phải nộp cho nhà trường mỗi đứa một gánh phân trâu đổ xuống hố ủ với lá xanh
thành một thứ phân bón ruộng vườn tốt cực. Ai không nộp đủ là bị trừ điểm lao
động, thành tích học sinh vì thế cũng nhuốm mùi phân trâu, hi hi…Chả thế mà sau buổi học
làng quê lại xôn xao cảnh bọn học sinh chúng mình tay cẩm xẻng vai quảy đôi sọt
đi hót phân trâu, đông vui cứ như trẩy hội.
Mình
quên kể chi tiết là anh em nhà thằng Mường ai cũng cao to như Tây, hiền lành và
lao động thì không ai bì kịp. Thằng Mường cũng thế, cao lêu đêu, rất chăm chỉ
và cực khỏe. Mỗi tội hắn học dốt, nhất là môn toán, trong khi mình lại khá món
này. Hắn ngồi ngay sau lưng mình, giờ kiểm tra toán, với cái cổ cò, chẳng cần cố
gắng gì lắm hắn cũng chép đủ bài làm của mình. Hôm nào mình giả vờ “cấm vận”,
che bài không cho nhìn là hắn khổ sở nhăn nhó như khỉ phải ruốc, hi hi…
Với
bản tính rụt rè, hay lam hay làm, hiền lành ít nói lại lóng ngóng vụng về, hắn ít khi tham gia các trò chơi với
bạn bè. Ù mọi, đánh giặc giả, đánh khăng, đánh đáo, chọi cá, bắn chim… cả một
thế giới trò chơi bất tận tuổi thơ thường vắng bóng thằng Mường. Trừ khi không
thể lẩn tránh được thì hắn mới đành miễn cưỡng tham gia, và trong phần lớn lần
tham gia trò chơi như thế, hắn luôn nhận phần thua thiệt. Đã thế, hắn lại rất
hay giận dỗi, cứ mỗi lần thua cuộc chơi gì đấy là hắn lại trút giận hờn lên đầu
thằng bạn duy nhất chơi thân với nó là mình, cứ như
mình là thủ phạm gây ra mọi thua thiệt của nó, hi hi… Biểu hiện giận
thường thấy là sáng hôm sau hắn không thèm để mình chở đi học mà kiên quyết cuốc
bộ đến trường. Nhưng thường cũng chỉ được một hôm, sáng hôm sau nữa mình vừa
dắt xe ra đã thấy nó ôm cặp đứng dưới gốc cây thầu đâu đầu ngõ toét mồm cười
hiền khô, nói chở tau đi học với, hi hi…
Phải
nói là nhờ thằng Mường mà mình đỡ vất vả rất nhiều trong cái vụ nộp phân trâu,
giờ nghĩ lại vẫn thấy biết ơn nó quá chừng. Vốn vừa yếu lại vừa lười, mình khổ
sở xách xẻng đi cả buổi có khi chả kiếm được bãi phân nào, trong khi thằng
Mường vừa nhoắng một cái đã kĩu kịt hai sọt đầy nhóc phân trâu, phục nó quá đi
mất. Mồm miệng đỡ chân tay, các cụ nhà ta nói thế mà chí phải, thời buổi nào mà
chẳng cần có sáng kiến, gánh phân đúp của nó nộp cho trường bao giờ cũng có
phần của mình. Tất nhiên là sau khi mình tốn tí nước bọt với thằng Mường và không
quên nhắc khéo nó là sắp có bài kiểm tra đại số, he he…
Cũng
nhờ phong trào nộp phân tăng gia sản xuất mà đường làng ngõ xóm sạch sẽ hơn,
phân trâu phân bò bớt hẳn. Tất nhiên chỉ là bớt thôi chứ không bao giờ hết hẳn,
vì chỉ sau một đêm thôi sáng ra lực lượng trâu bò đã lại kịp thời cho ra những
mẻ phân mới nóng hôi hổi vừa thổi vừa…chơi. Những bãi phân trâu là cảm hứng cho
biết bao nhiêu trò chơi nghịch ngợm của bọn trẻ con làng mình. Đi học về ngang
qua cánh đồng làng Phù Ninh gặp bãi phân trâu là bọn mình bắt đầu chia hai phe
đứng hai bên bãi phân, mỗi đứa thủ đầy đá trong hai túi quần, sau một hiệu lệnh
là hai bên thi nhau ném đá vào bãi phân. Phe giành chiến thắng là phe bị dính ít
cứt trâu nhất. Thường thì trong các cuộc “cứt trâu chiến” như thế, với bản tính
vụng về và diện tích mặt ngoài lớn, thằng Mường nhận được nhiều cứt trâu nhất ,
he he…Đương nhiên là sau đó hắn lại giận để lại một mình cuốc bộ đến trường.
Duy
có một lần hắn giận mình tới hai ngày. Mình nhớ hôm ấy gần đến tết nguyên đán,
trong làng pháo nổ đì đùng.Người ta thường tháo rời phong pháo để bán lẻ, hình
như một hào năm cái thì phải. Riêng loại pháo to (mỗi phong pháo thường có kèm
ba bốn quả như thế-quê mình gọi là lói), thì mỗi hào một quả, nổ rất kinh. Mình
từng bị lói nổ trên tay làm chảy máu cả mấy đầu ngón tay, đau kinh khủng. Mua
được hai quả lói, mình bèn rủ thằng Mường với thằng Sinh lớp trưởng đi đánh “du
kích”. Mỗi quả lói được tháo ngòi đổ bớt
thuốc ra chỉ để lại cái vỏ giấy cho nó cháy ngún (cháy chậm).
Tìm được một bãi cứt trâu rõ to ở một vị trí “hiểm yếu”, bọn mình yên tâm ngồi chờ. Hôm ấy trong làng có tập văn nghệ để chuẩn bị phục vụ bà con vui tết đón xuân, nhóm mấy anh chị thanh niên vừa ra về. Canh một nhóm mấy o son phấn khăn xếp áo dài, mình với thằng Sinh châm hai cái lói cắm vào bãi phân rồi chui vào bụi hóp gần đó ngồi chờ. Nhóm mấy o vừa trờ tới thì hai quả lói phát nổ đinh tai, dọn sạch bãi phân chia đều cho mấy o thôn nữ xinh đẹp. Mình và thằng Sinh nhanh chân chạy trốn được, riêng thằng Mường lóng ngóng thế nào bị ả Liên con ông chắt Lức tóm được. Ả Liên ngoài nổi tiếng hát hay nhất làng lại còn rất dữ dằn, tính khí như con trai. Thằng Mường ăn mấy cái bạt tai của ả tóe đom đóm mắt. Đã thế ả còn lôi cổ hắn về nhà méch với ông Đề, bọ thằng Mường, người nổi tiếng khắp làng vì trò răn dạy con cái. Kết quả là thằng Mường lại ăn thêm một trận đòn nhừ tử.
Tìm được một bãi cứt trâu rõ to ở một vị trí “hiểm yếu”, bọn mình yên tâm ngồi chờ. Hôm ấy trong làng có tập văn nghệ để chuẩn bị phục vụ bà con vui tết đón xuân, nhóm mấy anh chị thanh niên vừa ra về. Canh một nhóm mấy o son phấn khăn xếp áo dài, mình với thằng Sinh châm hai cái lói cắm vào bãi phân rồi chui vào bụi hóp gần đó ngồi chờ. Nhóm mấy o vừa trờ tới thì hai quả lói phát nổ đinh tai, dọn sạch bãi phân chia đều cho mấy o thôn nữ xinh đẹp. Mình và thằng Sinh nhanh chân chạy trốn được, riêng thằng Mường lóng ngóng thế nào bị ả Liên con ông chắt Lức tóm được. Ả Liên ngoài nổi tiếng hát hay nhất làng lại còn rất dữ dằn, tính khí như con trai. Thằng Mường ăn mấy cái bạt tai của ả tóe đom đóm mắt. Đã thế ả còn lôi cổ hắn về nhà méch với ông Đề, bọ thằng Mường, người nổi tiếng khắp làng vì trò răn dạy con cái. Kết quả là thằng Mường lại ăn thêm một trận đòn nhừ tử.
Hôm
sau không thấy hắn đi học, hôm sau nữa thì hắn đi bộ đến trường, không thèm nói
với mình một tiếng. Mình cứ lo ngay ngáy, nếu thằng Mường giận luôn, mất nguồn
phân trâu để nộp cho trường thì bỏ mẹ. Sang hôm sau nữa nữa vừa dắt xe ra ngõ mình
đã lại thấy nó ôm cặp đứng dưới gốc cây thầu đâu toét mồm cười, nụ cười hiền
khô, nói chở tau đi học với…
Thời
học cấp ba Ba Đồn, mình vẫn tiếp tục đèo thằng Mường đi học cho đến hết học kì
I của lớp 8 hay lớp 9 gì đó, trước khi bọ hắn mua cho một chiếc xe đạp mới.
Nhưng trước đó, mình còn kịp ghi thêm một kỷ niệm với thằng Mường, tất nhiên
lại là kỷ niệm sặc mùi phân trâu, hi hi…
Lần
ấy mình nhớ là đang mùa thi học kì, trên đường đèo thằng Mường đi thi mình phát
hiện từ xa có một bãi phân trâu bên vệ đường. Do chân cẳng dài lêu đêu, ít khi
thằng Mường chịu gác chân lên chổ để chân mà thường thả lết hai chân lệt xệt
trên đường. Mình giả bộ chỉ trỏ chuyện trò để hắn không chú ý rồi “đưa em vào
mộng”. Đến khi thằng Mường phát hiện sự việc bất thường nhòm xuống thì ôi thôi,
bàn chân quá khổ quá tải của nó đã xúc gần như trọn bãi phân trâu, he he...
Xuống ruộng rửa chân xong, mặc cho mình nói gì thì nói hắn dứt khoát chạy bộ
đến trường chấp nhận đi thi trể.
Tết
ấy thằng Mường có xe đạp mới, hắn khỏi cần nhờ mình đèo, lại học khác lớp nên
mặc dù vẫn chơi với nhau nhưng hai đứa không còn thân thiết xưa. Hết cấp ba
mình chuyển nhà vào Huế và từ đó mình không gặp nó thêm một lần nào nữa. Đôi
lần về làng, mình có dò hỏi thì chỉ nghe nói nó đi làm ăn đâu tận trên Tây
Nguyên.
***
Quán
rượu nhỏ ở Đắc Lắc, mình ngồi quan sát thằng Mường. Mới ngoài năm mươi mà trông
hắn như ông cụ. Ngoài cái dáng lênh
khênh cố hữu thì không còn một dấu ấn gì của thằng Mường làng Tân An năm nào.
Nếu tình cờ gặp nó ngoài đường chắc chắn mình không thể nhận ra, tóc bạc da
mồi, khuôn mặt xương gầy khắc khổ, cặp kính cận dày như hai cái đít chai, hàm
răng vàng khè khói thuốc.
Hắn
uống rượu thì thôi rồi, trong khi mình chỉ dám nhấp môi như thằn lằn uống nước
cúng thì thằng Mường chỉ tợp một phát là hết li rượu. Điếu thuốc thì không bao
giờ tắt, cứ hết điếu này hắn lại mồi qua điếu khác, làm như khói thuốc là hơi
thở của hắn vậy. Thấy mình trợn mắt ngó, hắn hiểu ý, nói tau đi làm cao su bên
rừng Lào mười mấy năm không có mấy thứ ni không được. Tợp một li rượu hắn
giương mục kỉnh nhìn mình chăm chú như chưa hề biết nhau trong đời rồi chép
miệng, số tau vất vả nên ngó tra hơn mi, làm lụng đầu tắt mặt tối bao nhiêu
năm kiếm được rất nhiều thứ bệnh, chỉ có tiền là ít; nhớ làng quê bạn bè lắm
nhưng rất ít khi về được, gặp được mi như ri là tau mờng lắm…
Thăm
hỏi nhau chán, lựa khi hắn vui vui mình hỏi, mi còn nhớ mấy cái vụ cứt trâu hồi
ở làng không ? Hắn ngữa cổ cười khục khục, nói nhớ chơ, nhớ chơ! Công nhận hồi
đó vui thiệt. Mà hồi nớ mi hay chơi ác quá, tau định trả thù mấy lần mà không
mần được, hi hi…
Hắn
lại ngữa cổ cười, bây giờ thì mình mới thấy lại thằng Mường làng Tân An khi
xưa, nụ cười vẫn thế, hiền khô…
Đà Lạt, tháng 6 – 2013.
Nhìn thấy bạn xưa, thương quá Túy nhỉ?
Trả lờiXóaVâng, đến một tuổi nào đó nhìn lại cái gì đã đi qua cũng thấy thương chị ạ.
XóaChuyện thật ấm áp, gợi nhớ nhiều niệm xưa cũ. Đúng là cái thời cứt trâu vào cả thơ "Dọn tý phân rơi, nhặt từng ngọn lá".
Trả lờiXóaCám ơn bác Toro NPK,"Những ngày buồn ngẫm lại thấy vui vui/ Những ngày vui ngẫm lại thấy ngùi ngùi...", bác nhỉ.
XóaHôm nay mới rỗi vào cùng "hửi" phân trâu với Túy nè. Tuổi thơ của chị êm đềm hơn, chẳng biết đến ruộng đồng gì cả, nhưng mấy đứa em cùng tuổi với Túy thì lại khác, hết giờ học lại lên rẫy.. Đọc để thấy thương cho một lứa tuổi thơ của các đứa em mình.
Trả lờiXóaCám ơn chị TTM. "Đọc để thấy thương cho một lứa tuổi thơ của các đứa em mình", trong đó có em không vậy chị?
XóaThầy ơi, Thầy viết về cứt trâu mà em đọc thấy hay quá chời chời luôn! Nếu Thầy viết về thịt trâu nữa thì chắc là ực...ực........
Trả lờiXóaCám ơn Nguyên Nguyễn nhá, mai mốt sẽ viết, hi hi ...
Xóa