Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Đức Phật dạy con như thế nào




Thái tử Tất Đạt Đa – sau này chính là đức Phật, có đứa con trai duy nhất là La Hầu La khi chưa xuất gia.  Song, ít ai biết rằng sau khi đạt Chính Đẳng Chính Giác, đức Phật đã trở thành thầy dạy dỗ rất quan trọng cho con trai của mình trong hầu hết quãng đời niên thiếu của con Ngài. Kể từ khi La Hầu La lên bảy tuổi, Ngài đã là một người cha rất mực mô phạm: La Hầu La đã đạt được giác ngộ viên mãn khi mới tròn 20 tuổi. Vậy, chúng ta hãy tự hỏi, đức Phật là một người cha như thế nào? Phương pháp dạy con của Ngài ra sao? Làm thế nào một bậc giác ngộ trao truyền những giá trị tâm linh của mình cho con cái?
Kinh điển không đề cập nhiều đến mối quan hệ cha-con giữa đức Phật và La Hầu La, nhưng đâu đó có để lại những dấu hiệu thú vị đáng lưu ý về việc đức Phật đã dẫn dắt con mình như thế nào trên con đường trưởng thành. Mặc dầu trước các kinh điển này đã có những mẩu chuyện nói về việc La Hầu La đã trở thành đồ đệ của đức Phật như thế nào, nhưng phần lớn những chi tiết này nằm trong ba bài pháp mà nếu ta gom cả lại với nhau, thì đó chính là một tiến trình liên tục của con đường dẫn tới giác ngộ: lúc La Hầu La bảy tuổi, đức Phật dạy cho con về đạo đức; lúc La Hầu La 10 tuổi, đức Phật dạy cho con thiền; và lúc 20 tuổi, Ngài dạy về tuệ giác giải thoát. Quá trình trưởng thành của La Hầu La, vì vậy, đi đôi với tiến trình giác ngộ của Đức Phật.
 
Đạo Đức
 
Câu chuyện đầu tiên kể về La Hầu La được Đức Phật dạy về lòng chính trực (integrity) như thế nào. Lúc lên tám tuổi, La Hầu La đã có lần nói dối. Bài Kinh Giáo Giới La Hầu La trong Trung Bộ Kinh, 61,  kể rằng sau khi tọa thiền xong, Đức Phật đến tìm con. La Hầu La lấy ghế mời cha ngồi, rồi mang đến một thau nước cho cha rửa chân theo như phong tục thời ấy. Sau khi rửa chân xong, Đức Phật hỏi:
Này, La Hầu La, con có thấy chút nước còn lại trong cái thau này không?”
Dạ, con có thấy” – La Hầu La thưa.
Đời của một người tu cũng chỉ đáng bằng một chút nước này thôi, nếu như người đó cố tình nói dối.”
Sau đó, Đức Phật hất đổ hết nước trong thau ra và nói: “Đời của một người tu cũng đáng vất bỏ đi như vầy, nếu như người đó cố tình nói dối.”
Xong, Đức Phật lật cái thau úp xuống và nói: “Đời của một người tu sẽ trở nên đảo lộn như vầy, nếu như người đó cố tình nói dối.”
Và, để nhấn mạnh thêm nữa, Đức Phật lật ngửa cái thau trở lại và nói: “Đời của một người tu cũng trở nên trống rỗng như cái thau này, nếu như người đó cố tình nói dối.”
Sau đó Ngài dạy con: “Đối với một người cố tình nói dối, không có một tội lỗi xấu xa nào mà người đó không thể làm. Vì vậy, La Hầu La, con hãy tập đừng bao giờ nói dối, cho dù đó là một lời nói đùa.”
Câu chuyện trên đây nhắc nhở rằng những lời la mắng giận dữ với con cái thực ra chỉ có sức mạnh mà không có nội lực. Đức Phật đã rất bình tĩnh, chọn thời điểm đúng lúc để dạy con mà không trừng phạt hay nổi giận với con.
Sau bài thuyết giảng ngắn mà nghiêm khắc, rõ ràng về việc nói dối đó, đức Phật đã chỉ dẫn con làm sao để suy xét mọi hành động của mình.
Ngài hỏi – “Cái gương dùng để làm gì?
Bạch Đức Thế Tôn, gương dùng để soi” – La Hầu La đáp.
Đức Phật lại dạy:
Trong khi chuẩn bị làm điều chi bằng thân, khẩu, ý, con phải quán chiếu: hành động này có gây tổn hại cho mình hoặc cho kẻ khác không. Nếu, sau khi suy xét, con thấy rằng hành động đó sẽ có hại, thì con hãy đừng làm. Còn nếu con thấy rằng hành động đó có ích lợi cho con và cho kẻ khác, thì con hãy làm.”
 
Có thể nhận ra rằng thay vì dạy cho con mình nhận biết sự khác biệt tuyệt đối giữa đúng và sai, đức Phật đã dạy cho con suy gẫm về lợi ích và có hại. Điều này đòi hỏi cả sự tự tri (self-awareness) lẫn lòng bi mẫn. Đặt nền tảng của đạo đức dựa trên “có lợi” hay “có hại” sẽ giúp đời sống đạo đức của ta khỏi những khái niệm trừu tượng và những ý niệm chẳng ăn nhập gì tới hậu quả của việc ta làm. “Có lợi” và “có hại” cũng giúp cho con người nhận biết mục tiêu của mình. Những điều ta làm sẽ trở thành hoặc là nghịch duyên, hoặc là thuận duyên trên con đường ta đi.
Phương pháp giáo hoá của đức Phật đã gieo vào tâm hồn con trẻ những hạt giống của lòng bi mẫn, những hạt giống của ý thức về mỗi hành động của ta sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Sức mạnh của sự quán chiếu và lòng từ bi sẽ không có được nếu đứa trẻ chỉ biết vâng theo lời của người lớn: “Con hãy biết quán chiếu, và hãy có lòng từ bi!” Những giá trị này chỉ có thể có được qua gương của người khác, nhất là của cha mẹ đứa trẻ.
Đức Phật cũng dạy cho La Hầu La hãy xem xét sau khi làm một việc gì đó, nó có gây tổn hại gì không. Nếu có, thì phải đến gặp một người có tuệ giác và sám hối để tránh lặp lại lỗi lầm trong tương lai. Đó là cách hướng dẫn con trẻ phát triển lòng chính trực bằng cách nhận ra lỗi lầm của mình. Và lòng chính trực đó tuỳ thuộc rất nhiều vào cách cha mẹ soi xét lỗi lầm của con mình ra sao. Cách hành xử của cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển đạo đức của con trẻ: nếu cha mẹ cho con trẻ thấy được là nó có thể tin tưởng cha mẹ chỉ muốn giúp cho con mình trưởng thành hơn là muốn trừng phạt con, thì con trẻ sẽ trở nên thành thật với cha mẹ của chúng hơn.
 
Thiền Định
 
Câu chuyện thứ hai trong Trung Bộ Kinh, 62 nói về việc Đức Phật đã dạy thiền cho La Hầu La ra sao, nhằm phát triển nền tảng của nội tâm. Lúc đó La Hầu La được 10 tuổi. Câu chuyện bắt đầu lúc hai cha con đang đi thiền hành. Trong lúc đi, La Hầu Ha chợt thấy hãnh diện về vẻ đẹp của mình, và Đức Phật đã đọc được tư tưởng đó. Ngài nói với con:”Nhìn bằng con mắt của tuệ giác, cái thân này không phải là tôi (me), không phải là của tôi (mine), không phải là tự ngã của tôi (myself).”
Đức Phật đã dạy cho La Hầu La tỉnh giác về tưởng-hành-thức đã tạo nên ý niệm về tôi, của tôi, và tự ngã của tôi. Nghe những lời dạy này xong, La Hầu La cảm thấy hổ thẹn, lui về thiền viện, và không thiết gì đến việc ăn uống suốt ngày hôm đó.
Tâm lý học về trẻ em cho rằng ở vào lứa tuổi này điều lo nghĩ đến diện mạo rất là quan trọng cho tiến trình phát triển của các em về “cái tôi” đi tìm kiếm bản thân mình. Như thế, có nên trách cứ một trẻ em ở vào lứa tuổi này về những ý tưởng phù du như vậy hay không? Có phải đức Phật đã xen vào tiến trình phát triển bình thường của con trẻ, thay vì để chúng tự khám phá?
Thật ra, nếu không có hiểu biết về “cái tôi”, làm sao một thiếu niên có thể phát triển thành một người lớn với một tâm lý thăng bằng? Câu trả lời nằm ở những gì Đức Phật dạy con Ngài ở đoạn sau đây.
Sau hôm đó, La Hầu La đến xin cha dạy cho mình phương pháp thiền quán. Trước hết, đức Phật dùng thí dụ để minh hoạ làm sao để buông xả trong lúc thiền định. Ngài dạy:
Con phải thiền làm sao giống như đất vậy: đất không cảm thấy phiền vì bất cứ một thứ gì đổ lên đó. Vì vậy, nếu con tập thiền giống như đất, con sẽ không dính mắc cảm giác vui thích hay không vui thích về bất cứ một điều gì. Hãy thiền tập như đất, như nước, như gió, và như lửa để không còn bị chi phối bởi những cảm giác vui thích hay không vui thích, và như thế sẽ không còn bị trói buộc vào những gì cả.”
- Này La Hầu La, con hãy học cách hành xử của ĐẤT.
 


Dù người ta có đổ hay rải lên đất những thứ tinh sạch và thơm tho như hương hoa, nước ngọt, sữa thơm.. hoặc những thứ hôi hám và dơ dáy như máu mủ, nước tiểu, phân rác.. thì đất cũng tiếp nhận những thứ ấy một cách rất thản nhiên, không vướng mắc, cũng không oán hờn ...
Tại sao ? Tại vì đất là địa đại có dung tích rộng lớn, có khả năng tiếp nhận và chuyển hoá. Nếu tâm con rộng lớn vô lượng như đất, thì con cũng có thể tiếp nhận và chuyển hoá tất cả mọi thứ bất như ý và những thứ ấy không thể làm cho con khổ đau được.
- Này La Hầu La, con hãy học cách ứng xử của NƯỚC.


 
Dù người ta có đổ xuống nước những chất thơm tho ... hoặc giặt rửa trong nước những thứ dơ bẩn, hôi hám... , thì cũng không vì thế mà nước bị vướng mắc, hoặc cảm thấy oán hờn, ...
Tại sao ? Tại vì nước là thuỷ đại có dung tích rộng lớn, có khả năng lưu chuyển, có thể tiếp nhận và chuyển hoá tất cả những gì đã tiếp nhận. Nếu tâm con rộng lớn bao la vô lượng như nước, thì con cũng có thể tiếp nhận và chuyển hoá tất cả mọi tất cả mọi thứ bất như ý và những thứ ấy không thể làm cho con khổ đau được...
- Này La Hầu La con hãy học cách cư xử của GIÓ:
 

 
- Gió có thể tiếp nhận, thổi và di chuyển hoa mọi mùi hương .. dù thơm, dù thối mà không bị vướng mắc, tự hào, buồn khổ, hay tủi nhục...
Tại sao? Tại vì gió là phong đại có dung tích rộng lớn, có khả năng di động phi thường. Nếu tâm con có khả năng chuyển hoá và di động, thì con cũng có thể tiếp nhận và chuyển hoá tất cả mọi bất như ý ... mà kẻ khác trút lên con và những thứ ấy không thể làm xáo trộn được sự bình an và hạnh phúc trong con.
- Này La Hầu La, con hãy học cách hành xử của LỬA.


  
Lửa có thể tiếp nhận và đốt cháy mọi thứ , dù là những cái xấu dơ bẩn... , lửa cũng không vì thế mà cảm thấy tủi nhục , buồn khổ, chán chường.
Tại sao ? Tại vì lửa là hoả đại có dung tích rộng lớn, có khả năng thiêu đốt và chuyển hoá tất cả nhưng gì người ta đem tới. Nếu tâm con không kỳ thị, không vướng mắc, con cũng có thể tiếp nhận và chuyển hoá tất cả mọi bất như ý ... và những thứ ấy sẽ không thể nào làm xáo trộn hạnh phúc và bình an trong con.
Và trước khi dạy cho La Hầu La phép quán niệm hơi thở, Đức Phật dạy cho con về quán tâm từ như là một phương thuốc giải độc trừ khử ác tâm, về tâm bi để vượt thắng sự tàn ác, về tâm hỷ để thuần phục những sự bất toại nguyện, và về tâm xả để ngăn chặn những thương ghét.
Sau đó, Ngài mới bắt đầu dạy cho con phép quán niệm hơi thở qua 16 giai đoạn. Những giai đoạn này chia làm 3 phần:
a) Tịnh tâm và thân.
b) Nhận biết thân tâm và phát triển tuệ giác.
c) Buông xả.
Cuối cùng, đức Phật lưu lại một dấu ấn đậm nét về giáo lý của Ngài với La Hầu La bằng cách nhấn mạnh rằng qua sự thực tập ý thức từng hơi thở của mình, chúng ta sẽ có khả năng nhận biết hơi thở cuối cùng của mình vào giây phút cận tử một cách hoàn toàn bình thản.
 
Qua cách thức đức Phật dạy con phép thở để nhận biết thân tâm của mình, có thể thấy đó cũng là một phương pháp để nhận biết “cái tôi” không thực. Và phải chăng các em thiếu niên ở mọi thời đại hay chấp vào “cái tôi” của mình và có nhiều ý niệm phân biệt mình với kẻ khác, bởi các em không cảm thấy thoải mái với chính bản thân mình và với người khác? Thiết nghĩ, cái chấp và sự phân biệt ấy sẽ không còn nữa nếu các em cảm thấy an vui được với chính mình cũng như thoải mái với người chung quanh.
 
Khi giảng dạy thiền cho thiếu niên, có thể nhận thấy rằng khả năng thiền của các em nhảy bực vào khoảng 13-14 tuổi. Có nhiều em có thể nhập thiền rất sâu, tuy rằng các em không duy trì được trạng thái này lâu lắm. Kinh nhgiệm đã cho thấy rằng rất nhiều người trẻ dùng phương pháp thiền định để ổn định tinh thần và tìm về sự thảnh thơi an lạc giữa những thử thách của tuổi mới lớn.
 
Kỳ thật, thiền quán hơi thở không chỉ ích lợi cho các em thiếu niên, mà nó còn là cuộc hành trình suốt đời. Đức Phật đã kết thúc bài giảng của mình bằng cách chỉ cho La Hầu La thấy giá trị của việc tập quán niệm hơi thở như thế nào đối với giây phút cuối cùng của cuộc đời mình.
 
Tuệ Giác

Trong bài pháp thứ ba cuối cùng nơi Trung Bộ Kinh - 147, đức Phật đã hướng dẫn La Hầu La trả lời một loạt những câu hỏi về tuệ giác giải thoát.

Khi La Hầu La tròn 20 tuổi, Đức Phật biết rằng con trai của mình đã gần đến bờ giải thoát. Ngài đã làm một việc hết sức cảm động: Ngài đi bộ cùng với con vào sâu trong rừng. Ngồi dưới gốc một cây đại thụ già cỗi, Ngài đã hướng dẫn La Hầu La một cuộc pháp đàm rất kỹ về thuyết vô ngã. Đối với một người đã đạt đến trình độ tu tập cao như La Hầu La, thì những tư tưởng nằm sâu trong tiềm thức về cái ngã là chướng ngại cuối cùng của sự giải thoát.
 
Ngồi nghe Đức Phật giảng, La Hầu La đã chứng đắc được tính vô ngã của vạn pháp, và đó chính là nấc thang cuối cùng giúp La Hầu La đạt đến sự giải thoát trọn vẹn.
 
Thuyết vô ngã của đức Phật có thể khó hiểu. Người ta rất dễ ngộ nhận nó là một triết thuyết trừu tượng, mà không thấy được thực ra đó chính là những lời dạy rất thực tế về việc làm thế nào để tìm thấy hạnh phúc bằng cách buông xả tất cả các chấp mắc cực đoan là nguồn gốc của mọi bế tắc khổ đau.

Việc đức Phật dạy con về thuyết vô ngã trong rừng sâu rất cần thiết. Bởi cảm giác an lạc và thảnh thơi mà thiên nhiên mang lại sẽ giúp mình dễ thoát ra được ý niệm về ngã hơn so với khi ở giữa phố thị. Quán chiếu về sự biết mình (tự tri) và buông xả trong khi đọc một cuốn sách về Phật pháp ở trong nhà, là rất khác so với bên ngoài, dưới một gốc cây, giữa khung cảnh thiên nhiên.

Trong Phật giáo, giác ngộ là hạnh phúc lớn lao nhất. Ước mong rằng con cái của chúng ta sẽ tìm thấy sự an lạc, thảnh thơi, và an lành nơi sự giác ngộ. Và có lẽ, trên con đường trở thành người lớn, mong rằng chúng sẽ được dạy về đạo đức, thiền định, và tuệ giác như La Hầu La vậy.
 
The Buddha as a Parent
by Gil Fronsdal Email 

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

CON CÁI - Kahlil Gibran (Li Băng)

Nguyên bản: Children

And a woman who held a babe against her bosom said, "Speak to us of Children."

And he said:

Your children are not your children.

They are the sons and daughters of Life's longing for itself.

They come through you but not from you,

And though they are with you, yet they belong not to you.

You may give them your love but not your thoughts.

For they have their own thoughts.

You may house their bodies but not their souls,

For their souls dwell in the house of tomorrow, which you cannot visit, not even in your dreams.

You may strive to be like them, but seek not to make them like you.

For life goes not backward nor tarries with yesterday.

You are the bows from which your children as living arrows are sent forth.

The archer sees the mark upon the path of the infinite, and He bends you with His might that His arrows may go swift and far.

Let your bending in the archer's hand be for gladness;

For even as he loves the arrow that flies, so He loves also the bow that is stable.


Bản dịch của Giải Nghiêm

Người phụ nữ ôm con trên ngực, yêu cầu Ngài: “Xin hãy nói về Con.”

Ngài đáp rằng:

Con của bạn không là con của bạn.

Họ là con trai, con gái của giấc mơ Đời - hay khao khát của Cuộc Đời dành cho chính nó.

Con cái đến qua bạn nhưng không từ nơi bạn,

Dù đi theo nhưng không thuộc về mình.

Bạn có thể cho con tình yêu nhưng không thể cho con mình suy nghĩ.

Bởi vì con có suy nghĩ của riêng mình.

Bạn có thể dựng nhà cho hình hài con mình trú ngụ, nhưng không sao ban chỗ trú tâm hồn,

Vì tâm hồn các con ngụ ở ngôi nhà của tương lai, nơi bạn không thể nào thăm viếng, cho dù trong giấc mộng của mình.

Bạn có thể cố cho mình giống chúng, nhưng đừng mong bắt chúng giống như mình.

Vì sự sống không đi lùi trở lại, và cũng không nán lại với hôm qua.

Bạn là những cánh cung - từ nơi đó con cái như những mũi tên gửi đi về phía trước.

Người bắn cung nhìn thấy đích trên con đường của vô biên, và uốn cây cung với sức mạnh của Người để những mũi tên Người có thể đi nhanh và xa tới.

Hãy vui khi uốn nắn mình dưới bàn tay xạ thủ, bởi Người thương mũi tên bay vút bao nhiêu thì Người cũng thương cây cung vững vàng ổn trụ bấy nhiêu.

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Những Bí Ẩn Khiến Cả Thế Giới « Bàng Hoàng »

Hơn 6 000 năm trước tên lửa đã xuất hiện , Kim Tự Tháp sản xuất ra điện năng hay hòn đá tự di chuyển là những bí ẩn mà các nhà khoa học thế giới ngày nay cũng phải « bó tay » ...
Tiếp theo những câu chuyện kỳ lạ về chiếc đầu lâu pha lê nguyên chất , chiếc búa từ 140 triệu năm trước , bức điêu khắc lớn nhất nặng 2000 tấn , chiếc đĩa ngoài trái đất ... đặt ra những hoài nghi về những phát minh tuyệt vời và bí ẩn từ người Cổ Đại .
Một lần nữa, điều này cho thấy rằng thế giới vẫn hoàn toàn bí ẩn đối với con người. Những gì con người biết tới chỉ như những hòn đảo nhỏ nhoi nhô lên giữa đại dương...
 
Con búp bê đá kỳ lạ
Vào tháng 07/1889 ở Boise , Idaho , khi một nhóm người đàn ông đào giếng thì khám phá ra một con búp bê làm bằng tay . Họ tỏ ra vô cùng phấn khích khi thấy « con búp bê » được tìm ở độ sâu 320 feet . Các nhà khoa học dự đoán nó có niên đại từ trước khi có sự xuất hiện của con người trên trái đất . Nghi vấn này chưa bao giờ được giải mã , chỉ duy nhất một người nói rằng mọi nguyên tắc nghiên cứu đều vô hiệu .
 
Chiếc bu lông sắt 200 triệu năm tuổi
Được tìm thấy gần như ngẫu nhiên , Trung tâm thám hiểm « MAI-Kosmopoisk » đang tìm kiếm các mảnh vỡ thiên thạch ở phía Nam Kaluga Region , Nga thì anh Dmitry Kurkov tìm thấy một mảnh đá . Vật anh thấy có thể thay đổi nhận thức của nhân loại về trái đất và lịch sử không gian . Khi gạt đi bụi bẩn trên bề mặt nó , bên trong hiện ra ... một chiếc chốt dài gần 1 CM . Bulong và quả hạch ở trên cùng khớp chặt với nhau .
 
Tàu Hoả Tiễn Cổ Đại
Hình ảnh Cổ Đại trong một hang động ở Nhật
từ 5 000 năm trước Công Nguyên
Sa mạc Sahara ở Ai Cập , nơi xuất hiện lâu đời nhất của thiên văn học , những tảng đá trên thế giới : Nabta . Hàng nghìn năm trước , con người xây một vòng tròn đá và các công cụ khác trên hồ , nơi đã khô cạn từ lâu . Hơn 6 000 năm trước , các phiến đá cao 3 mét đã được kéo hàng KM để xây dựng nên nơi này . Những tảng đá được chụp trong hình chỉ là một phần của phức hợp được bảo tồn . Mặc dù sa mạc phía Tây Ai Cập hoàn toàn khô ráo thì trước đây lại không phải như vậy . Có bằng chứng rõ ràng rằng nơi đây trong quá khứ có một vài giai đoạn ẩm ướt ( khi lên tới 500 mm lượng mưa trong 1 năm . ) Giai đoạn đóng băng cuối cùng là từ khoảng 130 000 đến 70 000 năm trước . Trong suốt giai đoạn này , vùng này là một hoang mạc là nơi sống của nhiều loài động vật như trâu đã tuyệt chủng , và hươu cao cổ lớn , các loài linh dương khác nhau .
Bắt đầu từ 10 thế kỷ trước công nguyên , vùng sa mạc Nubian bắt đầu có nhiều mưa hơn , nước lấp đầy thành hồ . Con người sớm có một khu vực hấp dẫn về nguồn nước uống . Các khám phá khảo cổ học chỉ ra dấu tích của con người xuất hiện ít nhất là vào thiên niên kỷ thứ 8 hoặc thứ 10 trước công nguyên .
 
Những hòn đá chuyển động
Bất kỳ người nào kể cả cơ quan vũ trụ NASA cũng không thể giải thích được hiện tượng này . Thật tuyệt vời khi quan sát sự chuyển động kỳ diệu của những hòn đá trên mặt hồ khô cạn thuộc Công viên Quốc gia của Thung lũng chết . Đáy hồ Racetrack Playa trải khá rộng , kéo dài 2 ,5 km từ Bắc sang Nam và 1 ,25 km từ phía Đông sang Tây , và bị bao phủ bởi bùn nứt . Những hòn đã làm di chuyển chậm bùn dưới đáy hồ , để lại một vệt dài như bằng chứng .
Chúng di chuyển độc lập , nhưng không một người nào nhìn thấy hay ghi lại cảnh chuyển động đó bằng camera . Những chuyển động tương tự ở các nơi khác thì đã được ghi hình lại . Tuy nhiên , số lượng và chiều dài của những hòn đá ở hồ khô Reystrek là duy nhất .
 
Kim Tự Tháp có điện năng từ xa xưa
Những tấm mica lớn được tìm thấy ở trong những bức tường ở Teotihuacan , thành phố Mexico Cổ Đại . Trong khi đó , mỏ sản xuất mica gần nhất được đặt tại Brazil , cách đó hàng nghìn dặm . Mica được dùng trong sản xuất điện năng . Trong trường hợp này , câu hỏi đặt ra là tại sao những thợ xây lại đùng khoáng chất này trong những toà nhà của thành phố . Kiến trúc xây xựng Cổ Đại tiết lộ một vài nguồn năng lượng bí ẩn dùng để sản xuất ra điện năng .
 
Người khổng lồ hoá thạch
Người khổng lồ Alen hoá thạch được phát hiện vào năm 1985 , với chiều cao hơn 12 feet ( 3,6 mét ) . Người khổng lồ được phát hiện trong một khu mỏ ở Antrim , Ai len . Hình ảnh được chụp và đăng tải tạp chí Standard của Anh vào tháng 12/1985 . Người này có 6 ngón chân trên bàn chân phải .
 
Chó tự tử hàng loạt
Những chú chó tự tử trên cầu ở Overtown , gần Milton , Dumbarton , Scotland . Được xây dựng vào năm 1859 , chiếc cầu nổi tiếng với những trường hợp không giải thích được nơi hàng loạt chú chó nhảy từ trên cầu xuống để tự tử . Đặc biệt là những loài chó mũi dài , như giống Cô Li , nhảy rất nhanh và bất ngờ từ độ cao 50 feet , dẫn đến chết .
 
Kim Tự Tháp của Atlantis
Những nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra khu kiến trúc đổ nát gọi là Eo biển Yucatan gần Cuba . Chúng được tìm thấy cách bờ biển nhiều dặm . Các nhà khảo cổ Mỹ đã phát hiện ra nơi này , và ngay lập tức thông báo rằng họ đã tìm thấy Atlantis ( không phải là công trình khảo cổ dưới nước đầu tiên ) . Hiện tại , nơi đây thỉnh thoảng được các thợ lặn ghé thăm để chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc quyến rũ dưới nước .
 
Người khổng lồ ở Nevada
Nevada theo truyền thuyết Ấn Độ kể về người khổng lồ da đỏ 12 chân ở đây . Theo lịch sử của người Mỹ bản địa , người khổng lồ này đã bị giết trong một hang động . Trong suốt cuộc khai quật vào năm 1911 , người ta đã tìm thấy bộ hàm của con người . Bộ hàm này được đặt cạnh bộ hàm nhân tạo trong ảnh . Vào năm 1931 , 2 bộ xương được tìm thấy ở đáy hồ . Một trong số chúng cao 8 foot ( 2,4 M ) , bộ kia cao hơn một chút , cao 10 feet ( 3 M )
 
Chiếc nêm kỳ lạ
Một chiếc nêm bằng nhôm được tìm thấy ở Romania vào năm 1974 , trên bờ con sông Mures , gần Ayud , Tây Âu . Người ta tìm thấy nó ở độ sâu 11 mét , gần bộ xương của con voi khổng lồ Mastodon , loài động vật đã tuyệt chủng . Vật này giống như đầu chiếc búa khổng lồ . Viện khảo cổ học Cluj-Napoca cho biết chất tạo nên chiếc nêm này gồm một hợp kim nhôm phủ một lớp dày oxit . Hợp kim nhôm này chứa 12 thành phần khác nhau . Kỳ lạ là cho đến năm 1808 nhôm mới được phát hiện trong khi độ tuổi của cổ vật này xuất hiện cùng với hài cốt của con vật đã tuyệt chủng được xác định là từ 11 000 năm trước .
 
Chiếc đĩa UFO
Chiếc đĩa Loladoffa có niên đại 12 000 năm tuổi được tìm thấy ở Nepal . Điều đó chứng tỏ dường như Ai Cập không phải là nơi duy nhất chứng kiến sự ghé thăm của người ngoài hành tinh thời Cổ Đại . Đây rõ ràng là một UFO trong hình dạng một chiếc đĩa . Trên đó cũng có những bức tranh và các ký hiệu điển hình tương tự với các vật thể lạ ngoài trái đất .
 
Chiếc búa bằng hợp kim sắt nguyên chất
Chiếc búa trông có vẻ bình thường này lại làm khó các nhà khoa học . Phần kim loại của chiếc búa có chiều dài 15 cm và đường kính khoảng 3 inches . Nó đã bị chìm trong đá vôi có niên đại 140 triệu năm , cùng với những mảnh đá khác .
Bà Emma Hahn đã phát hiện ra điều kỳ diệu này vào tháng 6/1934 trong mỏ đá gần thị trấn Mỹ , bang Texas . Các chuyên gia đã giám định , và đi đến một kết luận : đó là một trò chơi khăm . Tuy nhiên , những nghiên cứu sau này với các cuộc điều tra hàn lâm khác nhau đã chỉ ra nó phức tạp hơn ta tưởng .
Đầu tiên , tay cầm bằng gỗ đã hoá đá , và bên trong biến thành than qua hàng triệu năm . Thứ 2 , các chuyên gia ở Học viện Metallurgical , Columbus ( Ohio ) rất kinh ngạc với hợp chất hoá học bị chìm trong đất gồm : 96,6 % sắt , 2,6 % Chlore và 0,74 % sulfur ( soufre ) , và không có một tạp chất nào . Trong khi , sắt nguyên chất chưa từng được phát hiện trong lịch sử các kim loại trên trái đất . Trong phần kim loại không tìm thấy các kim loại sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất thép [ như manganese , cobalt , nickel , tungstène ( tungsten ) , vanadium hay molypdène ( molypdium ) . Không có tạp chất , và tỷ lệ % của Chlore lớn bất thường . Đáng ngạc nhiên là không thấy dấu vết của carbon , trong khi quặng sắt từ từ trường Trái đất luôn luôn chứa carbon và các tạp chất khác . Nhìn chung , theo những quan sát hiện đại , phần sắt của chiếc búa không phải là loại chất lượng cao . Nhưng phần đặc sắc là : sắt của chiếc búa này không bị rỉ sét ! Không có dấu hiệu của sự ăn mòn .
TS KE Bafa , Giám Đốc Bảo Tàng Cổ vật khoáng sản , nắm giữ chiếc búa này ước tính nó được tìm thấy từ đầu thời kỳ kỷ Phấn trắng , tức là từ 140 đến 65 triệu năm trước . Trong khi đó , trình độ khoa học của con người có thể làm công cụ này chỉ có thể từ 10 000 năm trước . Tiến sĩ Hans-Joachim Tsilmer từ Đức kết luận cho khám phá bí ẩn này : chiếc búa được làm từ một công nghệ chưa từng thấy .
 
Chiếc đầu lâu pha lê làm từ đá thạch anh nguyên chất
Một chiếc đầu lâu pha lê đã được khai quật vào năm 1927 ở Belize City Maya Lubaantuma . Chiếc đầu lâu được tạo từ một mảnh thạch anh nguyên chất với kích thước 12x18x12 CM . Năm 1970 , nó đã được phân tích trong phòng thí nghiệm và đem đến một kết quả tuyệt vời . Hộp sọ được tạo ra không bằng sử dụng các công cụ kim loại . Nó được hoàn thành trong khoảng 300 năm , là một ví dụ tuyệt vời về sự kiên nhẫn và một công nghệ cao chưa lý giải được .
 
Chiếc pin cổ
Vào năm 1936 , nhà khoa học người Đức Wilhelm Koenig làm việc tại Bảo Tàng cổ vật ở Baghdad đã mang tới một vật thể lạ được tìm thấy trong quá trình khai quật ở khu Parthian Cổ Đại gần thủ đô Iraq . Đó là một chiếc bát bằng đất sét nhỏ cao khoảng 15 CM . Bên trong chưa một chiếc xi lanh của tấm đồng , được bao phủ bởi một chiếc nắp đậy kín , đầu phủ nhựa , giữ cho thanh sắt ở trung tâm chiếc xi lanh hình trụ . Từ đó , tiến sĩ Koenig kết luận rằng , nó là một chiếc pin điện , được tạo ra từ 2 000 năm trước cả phát minh ra pin của Galvani và Volta . Nhà Ai Cập Học Arne Eggebreht đã tạo ra bản sao của chiếc pin cổ này trong một chiếc bình đầy giấm rượu và nối với hệ thống đo lường cho thấy có điện áp 0,5 V . Có thể người tiền sử đã sử dụng điện năng để tạo nên những lá vàng mỏng .
 
Bức điêu khắc lớn nhất
Bức tượng điêu khắc lớn nhất là ở Lebanon nặng 2000 tấn . Bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng sau 2 giờ lái xe từ Beirut về Baalbek . Thềm Baalbek kéo dài khoảng 20 mét là những khối đá cao 4,5 mét , và dài 4 mét . Kỳ lạ là làm sao tổ tiên của ta lại có thể chạm khắc , vận chuyển và dựng nên những khối đá khổng lồ như vậy ? Cho đến nay cũng không có phương tiện kỹ thuật nào có thể di chuyển được .
 
Những Phi Hành Gia từ Ecuador
Những bức tượng Phi Hành Gia Cổ Đại có niên đại hơn 2 000 năm được tìm thấy ở Ecuador . Đọc cuốn sách của Erich Von Denikin bạn sẽ thấy rất nhiều bằng chứng về việc này . Ông có rất nhiều cuốn sách , trong đó nổi tiếng nhất là « Chariots of the Gods » , với những bằng chứng vật lý và giải mã những chữ tượng hình và những công cụ khác khá thú vị .
 
Bánh răng kỹ thuật Antikythera
Cơ cấu Antikythera là một thiết bị cơ khí được tìm thấy vào năm 1902 trên một chiếc tàu bị chìm cổ xưa gần các đảo của Hy Lạp ở Antikythera . Có từ 100 năm trước công nguyên , nó hiện được lưu giữ tại Bảo Tàng Khảo Cổ Quốc Gia ở Athens .
Thiết bị chứa 37 bánh răng bằng đồng trong một chiếc hòm gỗ để quay số và mũi tên , sau đó đã được thiết lập lại để tính toán chuyển động của các thiên thể . Các thiết bị khác của phức hợp này chưa từng được biết đến theo văn hoá Hy Lạp .
Nó có kích thước 33x18x10 CM , sử dụng một bánh răng khác tương đương với chiếc đồng hồ cơ học như ta biết là được phát minh vào thế kỷ 18 .