Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Tinh hoa võ thuật Việt Nam: Chân dung võ sư Nguyễn Văn Dũng

Bao giờ thì mình cũng cảm thấy tự hào và biết ơn về người sư phụ đáng kính của mình từ thời sinh viên sư phạm Huế.


Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

TÂM ĐỘNG

Lụm được bài thơ nghe như bài vè hay bài kệ, chẳng có gì mới
nhưng cũng dễ hiểu, dễ mần theo, hi hi...

Bạn lái xe giữa phố,
Mà đầu nghĩ vấn vương,
Thì dễ gây tai nạn
Hay có thể nhầm đường.

Là vì tâm bạn động,
Tức là lòng chưa yên,
Đang làm bạn đãng trí
Và che khuất tầm nhìn.

Bạn ngồi học trong lớp,
Mà nghĩ chuyện đi chơi,
Cô giáo gọi lên bảng,
Ấp úng, khó trả lời.

Là vì tâm chưa tĩnh,
Tai bạn không thể nghe,
Hoặc nghe mà không hiểu,
Gây hậu quả nặng nề.

Chừng nào tâm còn động
Thì chúng ta, con người,
Chưa nhìn rõ sự việc
Và thấu hiểu sự đời.

Vì vậy, quan trọng nhất
Là cái tâm phải an.
Tâm mà an, mọi việc
Trở thành dễ và nhàn.

Tâm của ta luôn động,
Chỉ trừ lúc ngủ say.
Nên ta dễ lầm lỗi
Trong cuộc sống hàng ngày.

Duy nhất chỉ Đức Phật
Tâm luôn tĩnh, vì Ngài
Nắm được Tuệ, Định, Giới,
Để thoát cõi trần ai.

Tuệ tức là trí tuệ.
Định là an định tâm.
Giới gồm năm điều cấm
Như sát sinh, tà dâm…

Muốn có được trí tuệ,
Tâm phải định, thảnh thơi.
Tâm thảnh thơi chỉ có
Khi không phạm giới đời.

Điều giúp ta có thể
Đạt cái tâm an này
Là thường xuyên thiền định
Hay niệm Phật hàng ngày.

Khi cặn bẩn lắng xuống,
Nước lặng yên như tờ,
Ta có thể nhìn rõ
Mọi cái dưới đáy hồ.

Khi tâm trí an định,
Ngọn đèn Tuệ sáng lên,
Ta thấy hết sai đúng,
Tức là đạt đến Thiền.

*
Một người hỏi Đức Phật:
Để đạt được chân thiền,
Vì sao cứ nhất thiết
Phải ngồi lâu, ngồi yên?

Ngài sai lấy chậu nước
Nhúng tay, quấy một vòng,
Ôn tồn hỏi người ấy:
“Con có thấy gì không?”

“Bạch, không, chỉ thấy nước.”
Chờ nước lặng, vỗ vai,
Ngài nói: “Con nhìn lại.”
“Bạch thầy, con thấy Ngài!”

“Giờ chắc con đã hiểu
Để đạt được chân thiền,
Vì sao phải im lặng
Ngồi lâu và ngồi yên.”

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

Thiền 3: CÔNG DỤNG

     Ai đó nói đại ý: "Chỉ cần mỗi người bỏ ra 30 phút để thiền mỗi ngày thì thế giới này sẽ được cứu vãn". Điều này có lẽ chẳng ngoa tí nào, thiền trước hết làm cho tâm trí được an bình, mà "Tâm bình thế giới bình". Thế giới này chả phải đang đứng bên bờ vực hủy diệt vì những cái đầu nóng đầy tham lam sân hận đó sao.
     Mà thôi, chuyện thế giới đã có...trời lo, ta hãy cứ quay về bản thân của mỗi người cái đã. Kết thúc những bài viết về thiền, mình muốn trích lại hai bài về cách điều trị cái tâm để chữa trị thân, về con đường thu nạp năng lượng vô biên từ vũ trụ làm năng lượng sống cho bản thân.
     Toàn những chuyện cao siêu nhưng mình nghĩ không phải là không thực hành được, chúc mọi người thành công, mà nếu không thành công thì cũng thành nhân, hi hi...




ĐIỀU TRỊ CÁI TRÍ TRƯỚC

          Có một mối liên hệ mật thiết giữa tâm trí và cơ thể. Điều gì bạn chấp giữ trong tâm trí sẽ được thành hình ở cơ thể vật chất. Bất kỳ cảm xúc không tốt đẹp hay cay đắng nào mà mình có đối với người khác ngay lập tức sẽ ảnh hưởng  đến cơ thể và tạo nên một số loại bệnh tật cho cơ thể của mình.
          Niềm đam mê mãnh liệt, thù hận, ghen tuông cay nghiệt kéo dài, nỗi lo lắng gặm nhấm, những cơn nóng giận v.v… thật sự sẽ làm phá hủy các tế bào của cơ thể và gây ra các bệnh về gan, tim, thận, lá lách và dạ dày. Sự lo lắng đã gây ra nhiều căn bệnh chết người như huyết áp cao, bệnh tim mạch, suy nhược thần kinh,…
          Tất cả các bệnh đều có nguồn gốc từ tâm trí. Những đau đớn gây khổ sở cho cơ thể vật chất thì được gọi là bệnh thứ sinh (secondary disease), trong khi “vasanas” (chiều hướng ảnh hưởng đến tâm trí được gọi là bệnh tinh thần hay bệnh gốc (primary disease). Nếu những tư tưởng xấu bị diệt trừ, tất cả các bệnh ở thân thể sẽ biến mất!
          Điều trị cái trí trước. Sức khỏe tâm thần quan trọng hơn sức khỏe thể chất. Loại bỏ hận thù bằng tình thương của vũ trụ, lòng phụng sự, tình nhân ái, lòng khoan dung, sự đồng cảm và lòng từ bi…loại bỏ sự tham lam bằng lòng tận tụy phụng sự vô vụ lợi, hành vi rộng rãi, và từ thiện… loại bỏ lòng kiêu ngạo bằng sự khiêm hạ…tất cả những điều này sẽ có ích cho bạn rật nhiều trong việc đạt được một sức khỏe tâm thần tốt đẹp.
          Bạn phải luôn luôn an vui. Bạn phải không ngừng trau dồi phẩm tính này. Tiếng cười và sự vui vẻ làm tăng lưu thông máu. Chúng chính là thuốc bổ máu.
          Hãy can đảm. Hãy vui vẻ. Hãy tử tế. Hãy khoan dung…Hãy cầu nguyện… Hãy ca hát… Hãy thiền. Bạn sẽ có sức khỏe thể chất và tinh thần tuyệt vời. Bạn sẽ luôn luôn có là một tâm trí bình tĩnh và điềm đạm.
          Khi bạn đã kiểm soát được tâm trí, bạn cũng sẽ có được một sự kiểm soát hoàn hảo đối với cơ thể. Cơ thể chỉ là một hình bóng của tâm trí. Nó là khuôn mẫu được tạo thành bởi tâm trí và thông qua tâm trí biểu hiện. Cơ thể sẽ trở thành nô lệ của bạn một khi bạn đã chinh phục được tâm trí.

                                  Nguồn: “Bliss Divine”, Swami Sivananda


NẠP NĂNG LƯỢNG CHO CƠ THỂ QUA THIỀN

          Hãy học cách để giữ cho cái ý của bạn mạnh mẽ…một cái ý bình tĩnh, không căng thẳng… lúc đó cơ thể của bạn sẽ tràn ngập năng lượng.
          Do năng lực của ý mà bạn có thể đưa năng lượng vào trong cơ thể  và sử dụng nó. Ý càng mạnh, dòng năng lượng càng lớn! Hãy học cách làm thế nào để có thể thu nạp năng lượng không chỉ từ các nguồn thực phẩm và khí oxy, mà cả từ vũ trụ vô tận, bởi vì sẽ đến một lúc cho dù bạn có nạp bất kỳ vật chất gì, cơ thể của bạn cũng sẽ suy yếu.
          Thực phẩm và khí oxy có ích cho cơ thể chỉ khi nào nó còn hoạt động dựa vào dòng sinh lực bên trong. Nếu dòng sinh lực này bị suy kiệt vì ta sử dụng thể xác và tinh thần thái quá thì các nguồn bổ sung từ bên ngoài sẽ không còn tác dụng.
          Mỗi một nguyên tử là một nguồn phát năng lượng. Bạn có thể nạp năng lượng mạnh mẽ cho mỗi tế bào trong cơ thể bằng việc hành thiền, và bằng cách luyện tập ý để thu được nguồn năng lượng vũ trụ.
          Nếu bạn giữ được cái ý của mình trọn vẹn, và sử dụng nó để thực hiện tất cả các hoạt động thể chất và tinh thần một cách hân hoan và hài hòa thì cơ thể và tâm trí của bạn sẽ duy trì được sự trẻ trung vượt bậc.
          Thiên nhiên, sự tạo lập vũ trụ, là hiện thân của các QUY LUẬT CỦA THƯỢNG ĐẾ. Ta phải học cách để tuân thủ những quy luật này. Bệnh tật, những bất ổn tinh thần, hoặc mọi loại khổ đau khác đều là kết quả của sự bất tuân thủ.
          Lạm dụng tự do ý chí, con người chọn một lối sống tha hóa và những việc làm của họ…trái với luật thiêng liêng…sẽ tác động ngay vào hệ thần kinh và tâm thức, tạo nên sự bất ổn cho xác thân và tâm trí.

                    Nguồn: “Hành trình tự nhận thức”, Paramahansa Yogananda

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Tiểu sử người “kỳ diệu nhất hành tinh” qua ảnh

Chỉ còn 2 ngày nữa là chàng trai không chân không tay Nick Vujicic sẽ đến Việt Nam để truyền cảm hứng cho các bạn trẻ về niềm tin và nghị lực sống. Nhân dịp này, mời độc giả đón đọc loạt bài về thời thơ ấu, những câu nói đi vào lòng người và tình yêu đẹp như cổ tích của chàng trai tuyệt vời Nick Vujicic
Một chặng đường đầy nghị lực mà người “không chân không tay” đã trải qua như để chứng minh anh là “chàng trai kỳ diệu nhất hành tinh”. 

kt-cdm20513-nick3
Nick Vujicic sinh ngày 4/12/1982 tại Melbourne, Australia và hiện đang sống tại Mỹ. Không may mắn như những đứa trẻ khác, Nick đã ra đời với cơ thể không lành lặn, thiếu chân, thiếu tay. Bố mẹ Nick gần như ngất đi sau khi nhìn thấy đứa con bé bỏng đáng thương của mình chào đời. Nhưng họ luôn cố gắng giúp con trai có một cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác.
kt-cdm20513-nick5
Gương mặt Nick khi còn nhỏ luôn tràn đầy hạnh phúc, vì cậu không không biết mình khác biệt với mọi người và những trở ngại mà cậu phải đối mặt trong tương lai.
kt-cdm20513-nick4
Mặc dù bị khuyết tứ chi nhưng ngay từ bé Nick đã rất khéo léo trong việc giải quyết các hoạt động thường ngày
Nick khi mới 6 tháng tuổi đang chơi đồ chơi rất thành thục.
kt-cdm20513-nick7
kt-cdm20513-nick11
Ngay từ lúc 18 tháng tuổi, Nick đã được bố cho xuống bể bơi và cố gắng dạy con trai học bơi, rồi sau đó là chơi gôn, lướt sóng…
kt-cdm20513-nick10
Đến năm anh 6 tuổi, bố dạy anh cách dùng chân để đánh máy và mẹ đã chế tạo một dụng cụ bằng nhựa để giúp anh có thể cầm bút chì. Cũng có lúc anh cảm thấy chán chường và không muốn tiếp tục sống. Đó là lúc anh 8 tuổi, anh đã sợ hãi khi nghĩ rằng một ngày nào đó không có bố mẹ bên cạnh để chăm sóc. Nhưng với sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè anh đã vượt qua tất cả trở ngại đó
kt-cdm20513-nick2
Bức ảnh chụp Nick ở trường khi cậu được 10 tuổi. Bố mẹ Nick quyết định gửi anh vào học tại một trường học bình thường thay vì một trường dành cho những người khuyết tật. Nick cho rằng đó là quyết định tuyệt vời nhất mà bố mẹ anh đã làm.
kt-cdm20513-nick6
kt-cdm20513-nick9
Nick kể trên blog của mình: “Ở trường tôi luôn bị bạn bè bắt nạt, miệt thị và tẩy chay trong nhiều năm. Tôi tổn thương trầm trọng và sụp đổ đến mức không muốn tồn tại nữa. Nhưng mẹ đã đưa cho tôi xem một bài báo về người đàn ông tật nguyền, khát khao được sống khỏe để tiếp tục giúp đỡ cho cộng đồng. Hình ảnh ấy đã thay đổi tôi hoàn toàn và tôi bắt đầu tìm lại sự tự tin, niềm ham sống và khát khao thể hiện mình”
kt-cdm20513-nick12
Bằng nghị lực phi thường cùng phương châm sống: “Tật nguyền lớn nhất trong đời là khi mất hi vọng. Hãy tin tôi đi, mất hi vọng còn tồi tệ hơn nhiều so với chỉ mất chân tay”, Nick Vujicic đã vươn lên để trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng thế giới.
kt-cdm20513-nick13
 Những bài diễn thuyết của anh truyền nghị lực sống cho người nghe.
kt-cdm21513-camphuc5
Bàn chân trái tí xíu chỉ có 2 ngón – Nick hay gọi đùa là “chiếc đùi gà nhỏ” – đã trở thành bàn tay, giúp anh rất nhiều trong sinh hoạt hằng ngày. Nick hăng hái hòa nhập cuộc sống qua các hoạt động thể thao, gây kinh ngạc nhất là bơi lội và nhảy cầu.
kt-cdm21513-camphuc4
kt-cdm21513-camphuc1
 Lướt ván điêu luyện.
kt-cdm21513-camphuc3
kt-cdm21513-camphuc7
Thậm chí chơi golf..kt-cdm20513-nick14
và bóng đá.
kt-cdm20513-nick15
kt-cdm20513-nick1
Tháng 2/2012, anh đã kết hôn và đứa con trai đầu lòng, bé Kiyoshi James Vujicic, đã chào đời ngày 13/2/2013.
kienthuc-congdong-mang-NickVujicic2
Trong một hành trình mới, Nick Vujicic sẽ tới Việt Nam từ ngày 22 đến 26/5 và sẽ có 8 buổi diễn thuyết (45 phút/buổi) với các đối tượng khác nhau. Anh sẽ trình bày trước 25.000 sinh viên tại sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội) từ 18h30 – 21h30 ngày 23/5 và trước 15.000 người tại sân vận động Thống Nhất (TP.HCM) từ 18h – 21h ngày 25/5.

http://quechoa.vn/2013/05/21/tuoi-tho-cua-nguoi-ky-dieu-nhat-trai-dat-2/

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Thiền 2: QUY TRÌNH HOÀN CHỈNH

          Sau khi đã có thể dõi theo hơi thở, bạn còn cần lưu ý thêm về một số điều xảy ra khi ngồi thiền, về những phương cách cần để thiền mang lại hiệu quả tốt cho bạn. Tóm lại, bạn cần một quy trình thiền hoàn chỉnh. Chúc bạn thành công.

“Đi vào bên trong cơ thể”


Điểm chúng ta xuất phát, và cũng là nơi mọi thực hành tâm linh chân chính xuất phát, chính là trước hết phải đi vào bên trong cơ thể.
        Trong bài tập này, chúng ta bắt đầu bằng cách gắn kết với hơi thở và cơ thể vật lí của mình một cách tỉnh táo, tập trung và chú tâm. GIữ cho cơ thể tĩnh tại sẽ giúp ta rất nhiều trong việc giữ cho tâm tịnh. Cho nên, bước đầu tiên ta cần làm chính là tìm một tư thế vững chãi và thoải mái để có thể nhận biết được cơ thể của mình trong thời khắc hiện tại.

“Tư thế vững chãi, thoải mái”

          Ta có thể ngồi xổm trên nệm…có thể ngồi bắt chéo chân…hay có thể ngồi trên ghế, bàn chân chạm đất.
          Quan trọng là ta cảm thấy vững, thoải mái và dễ chịu. Cơ thể ta phải thư giãn thoải mái trên mặt đất như thể được trợ giúp bởi chiếc ghế hay tấm nệm, nhờ thế ta có thể ngồi yên trong nhiều phút mà cơ thể không cảm thấy căng thẳng.
          “Thiền” không phải là chiến đấu với chính mình, và nếu cảm thấy không thoải mái…ví dụ, nếu chân cảm thấy khó chịu…ta có thể cử động chân.

“Kết nối với hơi thở”

          Khi đã tìm ra tư thế ngồi thoải mái, hãy nhẹ nhàng nhắm mắt lại.
          Tiếp theo, đưa nhận thức của mình vào thời khắc hiện tại. Dùng các dịch chuyển tự nhiên của hơi thở để bắt đầu dẫn dắt nhận thức của mình vào thời khắc hiện tại. “Kết nối với hơi thở” sẽ giúp ta nhận thức được thực tế rằng ta đang thở… hoặc chính xác hơn, “rằng sự thở đang diễn ra”.

“Dẫn dắt nhận thức”

       Trong thiền, mục tiêu của ta là cảm nghiệm hơi thở mà không điều khiển hay thay đổi nó, chỉ cần nhận biết hơi thở tự thở như thế nào theo nhịp điệu riêng của nó.
      Thiền chánh niệm không phải là bài tập thở như pranayama. Nó thực sự chính là một bài tập giúp luyện tập ý thức, luyện tập ở trong thực tại. Vậy nên, ta có cảm nhận hơi thở bằng cách nào cũng tốt cả!
        Một trong những điều đầu tiên ta nhận thấy trong việc thiền này là tâm trí ta hay suy nghĩ lan man như thế nào.
        Ta có thể bảo tâm trí mình tập trung vào hơi thở, nhưng nó có nghe không? Khó lắm! Mỗi khi nhận ra tâm trí mình đang trôi dạt, ta có thể kéo nó về tập trung vào hơi thở trong khoảng 3 lần thở, và rồi nó lại trôi đi và làm việc khác. Khi theo dõi hơi thở, ta sẽ bắt đầu nhận ra cuộc đối thoại và chuyển động nội tại không ngừng của tâm trí.

“Trở lại chú tâm vào hơi thở”

          Trong thiền, điều hướng dẫn căn bản đầu tiên là mỗi lần nhận ra rằng mình bị cuốn vào dòng suy nghĩ, toan tính hay hồi tưởng, ta hãy buông ý nghĩ đó và quay trở lại với hơi thở. Vậy, mỗi lần bị cuốn đi, hãy quay trở lại cảm nhận hơi thở vào tiếp theo hay lần thở ra kế tiếp.
          Thiền chính là qui trình căn bản này để nhận thức về hơi thở và duy trì trạng thái nhận thức đó. Giống như  bất kì một  hình thức nghệ thuật nào khác, “nghệ thuật thiền” cần có thời gian luyện tập.
          Thánh Francis de Sales nói rằng một đời sống thiền đòi hỏi “một tách thông hiểu, một thùng tình yêu và cả đại dương kiên nhẫn”. Sự nhẫn nại này cũng là nguyện ý hết lần này đến lần nọ quay trở lại thời khắc thực tại trong khi hành thiền.
          Việc hành thiền thực chất chính là quá trình tỉnh thức trước thực tế rằng ta đã bị lạc, hãy tập trung sự chú ý trở lại hơi thở, và mang cơ thể cùng tâm trí trở lại khoảnh khắc thực tại.

“Làm đi làm lại nhiều lần”

         Bằng cách làm đi làm lại nhiều lần, việc hành thiền của ta bắt đầu luyện cho ta giữ mình trong trạng thái ‘ngay tại đây’ và ‘ngay bây giờ’ ở bất kỳ nơi nào.
          Người ta nhận ra rằng tâm trí của họ trôi dạt cả trăm ngàn lần trong 10 phút. Tâm trí ta trôi dạt là điều tự nhiên… nó làm như thế trong cả cuộc đời, và tất cả tâm trí đều làm như thế.
         “Nghệ thuật thiền” là nhận ra sự trôi dạt của tâm trí và nhìn nhận nó ngay lúc đó, để rồi quay trở lại với hơi thở của mình. Tâm trí trôi dạt bao nhiêu lần không quan trọng, miễn là ta luôn hướng sự tập trung trở lại vào hơi thở.
       Không phải Suy nghĩ và Toan tính và Hồi tưởng là không tốt…chúng ta không thể sống mà không có những điều đó…nhưng chúng thường chiếm đến 90% cả cuộc đời chúng ta. Chúng ta có thể sống trọn vẹn khi suy nghĩ ít hơn nhiều.
” Chánh niệm của các nguồn năng lượng”

          Sau khi ổn định tư thế ngồi và luyện tập hơi thở, bước tiếp theo là mở rộng trường ý thức hoặc chánh niệm của ta, bao gồm tất cả ác nguồn năng lượng và cảm xúc trong người.
          Trong khi thiền, có thể ta nhiều lần có những cảm giác khác nhau, như thấy thoải mái, tê cứng, dễ chịu, ngứa ngáy, và đôi khi thấy đau.

“Cơ thể tự nhiên bắt đầu mở ra”

       Khi ta ngồi yên, cơ thể ta bắt đầu mở ra một cách tự nhiên. Khi đang ngồi và cảm nhận nhịp điệu thở của mình, bất chợt có nhiều chỗ trên cơ thể ta thấy đau, nóng hay tê cứng.
       Bạn cần phải để cơ thể mở ra…dù cho nó có đau hay khó chịu…để có được sự chú tâm như chúng ta đã dành cho hơi thở. Khi làm được điều này, điều gì đã xảy đến với cơ thể của chúng ta đều không phải là vấn đề, cho dù ban đầu nó có vẻ đau đớn.
“Không quyết định bằng trí năng”

          Khi để tâm đến quá trình khai mở cơ thể trong khi thiền, quan trọng là ta không nên dùng trí năng để đoán định nó sẽ như thế nào. Việc thiền của ta sẽ nở ra như một bông hoa, từng khía cạnh vào từng thời điểm của nó.
          Khi ta để tâm vào cảm giác trong cơ thể của mình, lúc nào chúng cũng sẽ rơi vào một trong 3 tình trạng: chúng biến mất, chúng không thay đổi, hoặc chúng sẽ trở nên tệ hơn. Việc ta phải làm không phải la kiểm soát chúng, mà chỉ cần ở cùng chúng  và để chúng đến và đi trong nhận thức của mình.
          Sự giải thoát  thậm chí có thể còn mạnh mẽ hơn đến nỗi khiến cho cơ thể ta rung lắc hoặc các phần trên cơ thể tự nhiên chuyển động. Điều đó có thể thật đáng sợ, như thể ta đang mất kiểm soát bản thân mình.

“Nhiều cảm giác kì lạ”

           Có nhiều cảm giác kì lạ trên cơ thể sẽ đến và đi trong khi ta thiền. Ta có thể cảm thấy nhẹ như bay, hay thấy nặng như đeo đá.
         Ta có thể cảm thấy như hơi thở len qua khắp cơ thể. Ta có thể thấy ớn lạnh hoặc nhói tim và đủ thứ cảm giác khác.
          Cảm giác mà ta cảm nhận trong lúc thiền đôi khi dễ chịu. Đôi khi, ta sẽ cảm thấy như bị tê hoặc như rùng mình hoặc có một trạng thái mê ly nào đó diễn ra bên trong cơ thể mà ta không kiểm soát được.

“Luyện tập hàng ngày”

          Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của thiền là thực hành mỗi ngày. Quan trọng là không được đánh giá việc thiền của mình.  Việc của ta là ngồi trên nệm hay ghế, chấp nhận và kết nối với những gì diễn ra, những gì sẽ luôn chỉ là sự phản chiếu của bất kỳ trạng thái tâm trí và cơ thể nào của ta trong lúc đó.
          Thậm chí nếu ta căng thẳng muốn phát điên vào cuối ngày, và chỉ có thể ngồi để tập trung vào 3 hơi thở trong vòng 20 phút còn toàn bộ thời gian còn lại toàn là suy nghĩ, thì hãy cứ thực hành. Cố không đặt kỳ vọng gì. Chỉ cần cam kết hành thiền như một bài tập, và không bị nhụt chí trong mọi hoàn cảnh.
          Hãy nhớ rằng tập thiền rất giống học chơi đàn piano.

“Tính kiên nhẫn”

          Tất cả chúng ta có lẽ đã trải qua cả trăm triệu phút giây tâm trí đi lang thang trong đời, thế nên cố gắng thay đổi thói quen suy nghĩ lan man trong phút chốc quả không dễ chút nào. Thiền có tác dụng, nhưng nó cần sự kiên nhẫn và nhẹ nhàng rèn luyện.
          Hãy tìm một nhóm thiền. Tham gia vào một nhóm như vậy không buộc ta phải trở thành môn đệ của bất kỳ một giáo điều cụ thể nào…mà chỉ giúp ta trong khi hành thiền có được sự trợ giúp của những người hành thiền khác.
          Thiền không phải là việc, mà là một sự thực hành cả đời người. Khi tập trung vào hơi thở, cảm giác cơ thể, suy nghĩ, và năng lượng cảm xúc, ta sẽ trở nên tinh thông hơn trong việc giữ bình tĩnh và hứng thú hơn trong mọi tình huống cuộc sống.

                        Nguồn: “Meditation for beginners”, Jack Kornfield

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

KÌA EM...!

Hơn một năm trước, khi "Hà thành tháng Tư đang chuyển mình vào Hạ", đọc được bài thơ "Kìa em...!" của Truong Mo, một bạn phây búc Quê choa chưa từng gặp mặt, mình rất thích. Tâm hồn "nhà thơ" nhanh chóng được "nhà phê bình thơ"cái nick nghe không thơ tí nào: Kênh Kịa đồng cảm bằng mấy lời bình.  
Sắp có dịp ra thăm Hà thành đang vào Hạ, đọc lại bài thơ và lời bình tự nhiên thấy...yêu quá. Yêu Hà Nội, yêu nhà thơ, yêu nhà bình thơ, yêu luôn cả EM nữa (mặc dù chẳng biết là em nào, hi hi).  
Thì đôi khi người ta cũng nên tự sướng tí, có sao đâu, he he...


KÌA EM…!

Truong Mo

Kìa em...!
Buổi sớm hồ Gươm trời xanh xanh quá
Lũ chim ríu ran vòm lá
Đứa chuyền cành, đứa soi gương

Kìa em...!
Hoa Sấu li ti rụng trắng lòng đường
Hương ru dịu dàng mê đắm
Từng chiếc lá vàng kết thảm
Cong như cánh diều tuổi thơ

Kìa em...!
Vẫn những gốc Bằng lăng xưa
Bao năm bên hồ soi bóng
Chợt sớm nay giữa mây trời lồng lộng
Bung đầy sắc tím nhớ nhung

Kìa em...!
Có nhớ gì không ?
Hà thành tháng Tư đang chuyển mình vào Hạ
Gom yêu thương ủ vào hoa vào lá
Đợi Em...
Vẫn là một buổi sáng Hà Nội bình thường như bao buổi sáng khác, cũng trời xanh, lũ chim ríu ran, hoa sấu rụng, thảm lá vàng…Nhưng ở đây, với tâm hồn của một nghệ sĩ, với tình yêu da diết với Hà thành, tác giả đã thổi hồn cho hiện hữu của “Buổi sớm hồ Gươm” thật sống động và gần gụi làm sao.

Người đọc  chợt thấy đồng cảm với tác giả trong yêu thương với cả lũ chim trở thành “đứa” thân thương như những người bạn thân; trong “Hương ru dịu dàng” của của những bông “Hoa Sấu li ti rụng trắng lòng đường”…

Ngay cả những chiếc lá vàng rụng rơi cũng không chỉ là xác lá, chúng cũng kết thành tấm thảm “Cong như cánh diều tuổi thơ” cho nhà thơ thơ thẩn trên đó mà hoài niệm…

Thì đấy, trong lung linh hoa lá thế kia nào có thiếu được bóng dáng “em” đâu. Em trong tay anh trên thảm lá vàng, em muộn sầu bên gốc Bằng lăng trong một chiều giận anh… Để nay, dù anh có đang một mình dạo bước, em vẫn hiện ra tràn đầy “giữa mây trời lồng lộng” trong “sắc tím nhớ nhung” vừa xa ngái vừa gần gụi, vừa thẳm sâu như tận tiền kiếp, vừa nôn nao như mới hôm qua…

  Dalat, tháng 4, 2012

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Thiền 1: DÕI THEO HƠI THỞ CỦA BẠN

Gần đây, trong cuộc sống tất bật, đầy bất an này, khái niệm Thiền được đề cập đến khá nhiều. Tuy nhiên chả mấy người hiểu về Thiền cho đúng. Lục lọi tra cứu sách vở một hồi càng thấy tẩu hỏa nhập ma thêm, người viết cố làm phức tạp hóa một vấn đề rất đơn giản.
Lượm lặt một số ý kiến của các Thiền sư về phương pháp, tác dụng, triển vọng...về thiền, may ra có thể giúp được ai chăng.
----------------------------------------------------




           Tất cả những cảm giác mà chúng ta đã dồn nén từ năm này sang năm khác bị đẩy lên cao, tràn ra ngoài, lên trên và chung quanh mình, bao lấy chúng ta như một quả khinh khí cầu, và không cho chúng ta có không gian để thở. Chúng ta cảm thấy đau xót, cô đơn và sợ hãi.
          Uống tất cả thuốc, dùng luôn thuốc làm tê và khờ các giác quan của chúng ta xong, giờ chúng ta cần một cái gì nhẹ nhàng, xoa dịu cho con người yếu đuối và dễ bị tổn thương của mình. Thiền là điều duy nhất! Nhưng làm thế nào?
          Với quá nhiều bất ổn và căng thẳng, làm thế nào mà chúng ta có thể ngồi yên lặng và thiền? Với quá nhiều nỗi sợ hãi, cảm giác tội lỗi và tự ghê tởm mình, làm thế nào chúng ta có thể giữ bình tĩnh để ngồi đủ lâu cho thiền?
          Ngồi thoải mái và thư giãn. Nhắm mắt lại và bắt đầu hít vào và thở ra. Đừng cố gắng để kiểm soát hơi thở của bạn với bất kỳ cách nào. Chỉ cần để cho nó được tự nhiên. Hãy nhận biết hơi thở của bạn trong lúc nó đi ra và đi vào lỗ mũi của bạn.
          Đừng theo hơi thở vào tận trong sâu, hay kiểm soát hoặc áp đặt hơi thở của bạn. Ban đầu, nếu phải nhận biết sự lên/ xuống hay vào/ra của nó thì cũng được. Điều này hỗ trợ trong việc giữ cho tâm trí của bạn để ý vào hơi thở.
          Ghi nhận hơi thở của bạn khi nó đi vào và khi nó đi ra. Xem thử bạn có thể cảm thấy nó là mát hay ấm, dài hay ngắn. Đừng cố gắng bắt nó là một cái gì không phải nó. Không thay đổi nó. Chỉ cần để yên cho nó và quan sát nó. Ghi nhận xem nó là nông hay sâu. Ghi nhận nếu nó thay đổi. Nếu tư tưởng đến, chỉ cần để yên cho nó và mình trở về với hơi thở của mình. Nếu cảm xúc xuất hiện, chỉ cần ghi nhận và trở lại với hơi thở của bạn.
          Nếu bạn cảm thấy ngứa hoặc đau, cố gắng đừng cử động. Mang sự chú ý của bạn đến khu vực nào đó của cơ thể để xem có phải nó không chịu bỏ đi chăng? Nếu bạn bị lạc trong một tư tưởng hoặc một chốc mơ mộng, chỉ cần nhận thấy rằng bạn đã bị lạc và mang sự chú ý của bạn nhẹ nhàng trở lại với hơi thở. Nếu có thể, hãy ghi nhận thầm điều gì đã kéo bạn ra khỏi việc theo dõi hơi thở của mình thì sẽ có ích hơn.
          Có tư tưởng là chuyện hoàn toàn bình thường! Cứ ghi nhận chúng và trở lại với hơi thở của bạn. Ghi nhận tư tưởng của bạn và trở về với hơi thở. Đem sự chú ý của bạn trở lại với hơi thở.
          Nếu bạn chợt nhận ra mình đang lập kế hoạch về một cái gì đó cho tương lai, cứ nhận biết nó và nhẹ nhàng trở lại với hơi thở của bạn. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đang cho phép một ký ức vào, cứ ghi nhận nó và trở về với hơi thở của bạn.
          Cũng giống như đối với tư tưởng, mình cứ ghi nhận những tiếng ồn và trở lại với hơi thở. Đừng cố gắng để ngăn chặn chúng. Không chống lại chúng. Chỉ cần lắng nghe chúng và mang sự chú ý của bạn trở lại với hơi thở.
          Bất cứ điều gì đến với bạn, cứ để yên nó và trở lại với hơi thở của bạn. Bạn thực hành càng nhiều thì nó càng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
         
          Nếu thỉnh thoảng mới thiền thì giá trị rất ít, nếu có. Nhưng nếu bạn bắt đầu thực hành hàng ngày, bạn sẽ tìm thấy nhiều kết quả phi thường!

  Nguồn: “The Journey Within- A Spiritual Path to Recovery”, Ruth Fishel